CƠ SỞ HẠ TầNG ĐÔ THỊ CƠ BẢN Đã ĐƯợC CẢI THIỆN ĐáNG Kể, NHƯNG MộT

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 167)

- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM

CƠ SỞ HẠ TầNG ĐÔ THỊ CƠ BẢN Đã ĐƯợC CẢI THIỆN ĐáNG Kể, NHƯNG MộT

ĐƯợC CẢI THIỆN ĐáNG Kể, NHƯNG MộT SỐ YếU KéM VẫN CòN TỒN TẠI

Lĩnh vực cơ sở hạ tầng đô thị tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong 20 năm qua. Ngay cả khi đối mặt sự gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị, cung cấp điện và nước sạch gần như vẫn được bảo đảm, hệ thống thoát nước ngày càng được mở rộng. Ngoài ra, rất nhiều tuyến đường đô thị cũng như hệ thống thoát nước bề mặt đã được xây dựng. Gần đây, các nhà máy xử lý nước thải đã được đầu tư lớn để thay thế hệ thống cũ xả nước thải chưa xử lý vào môi trường.

Ngoài những thành tựu kể trên, còn có nhiều cải cách về thể chế và quy định kiểm soát việc cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng. Các doanh nghiệp nhà nước ở các tỉnh và thành phố, với vai trò quan trọng trong xây dựng, vận hành các cơ sở hạ tầng, đã có một số quyền tự chủ nhất định, nhưng họ vẫn phải chịu sự kiểm soát của Ủy ban Nhân dân liên quan. Giá nước và điện được phép tăng, nhưng không được gây ra gánh nặng cho các hộ nghèo.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết trong việc cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đô thị tại các khu vực dân cư và dự kiến, chi phí sẽ rất cao. Hiện nay, dịch vụ về điện là dịch vụ duy nhất có sự ổn định về tài chính. Khó khăn lớn nhất là ở lĩnh vực vệ sinh và thoát nước. Đầu tư vào hệ thống thoát nước và nhà máy xử lý là rất tốn kém. Trong khi đó, số lượng hộ gia đình được tiếp cận hệ thống thoát nước còn rất nhỏ và tỷ lệ nước thải được xử lý còn rất thấp. Hệ thống nhà vệ sinh và bể tự hoại được phần lớn hộ gia đình đô thị sử dụng đang gây ô nhiễm tầng nước ngầm và các nguồn nước.

Các đô thị Việt Nam chủ yếu nằm ở khu vực thấp và dễ bị lụt. Với hiện tượng nóng lên toàn cầu, tình hình này có thể trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, cần phải xây

dựng các công trình dân dụng, duy trì công tác kiểm soát để đảm bảo nguồn nước tự nhiên và các hệ thống thoát nước hoạt động tốt, không bị lấn chiếm do hoạt động đầu tư bất động sản.

Có lẽ thách thức lớn nhất về mặt xã hội và phát triển không gian liên quan hạ tầng đô thị nằm ở các khu vực ven đô đang tăng trưởng và đông lên một cách nhanh chóng xung quanh các đô thị lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Phần lớn người nhập cư, người nghèo và tầng lớp có thu nhập trung bình thấp tập trung ở khu vực này với số lượng lớn do tính cơ động, có việc làm gần các khu công nghiệp và giải pháp cho nhà ở phù hợp khả năng chi trả của họ. Nhưng quá trình phát triển phi chính thức, không có quy hoạch gây ra những thách thức về hạ tầng và đòi hỏi sáng kiến cho vấn đề này. Vì mạng lưới hạ tầng ra đời sau khi đô thị đã phát triển, nên cần tính đến các thiết kế và nguồn lực để thích ứng với cấu trúc phi tuyến tính và quá trình tăng dân số mạnh mẽ. Trong khi hoạt động đào tạo kỹ sư ở Việt Nam tập trung vào việc cung cấp hạ tầng cho các dự án lớn trên mặt bằng trống, thực hiện đồng bộ, các nội dung này không thể được áp dụng cho việc phát triển phi chính thức ở vùng ven đô và ngoại ô Việt Nam, nơi mà ba phần tư đơn vị nhà ở đô thị mới đang được xây dựng.

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)