Năm 2009, tỷ lệ tiếp cận nước sạch đạt 73% trên toàn quốc và

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 130 - 132)

- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM

Năm 2009, tỷ lệ tiếp cận nước sạch đạt 73% trên toàn quốc và

sạch đạt 73% trên toàn quốc và tại khu vực đô thị, tỷ lệ tiếp cận nước máy là 63,5%. 70% tổng chiều dài đường giao thông được trang bị cống thoát nước tại các thành phố lớn. Tuy nhiên sự kết hợp của biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa chắc chắn sẽ khiến thoát nước bề mặt trở thành một thách thức rất lớn với các đô thị Việt Nam.

Các hộ gia đình ở các khu đô thị đông đúc phải đối mặt tình trạnh thiếu nước vào các tháng mùa khô. Thêm nữa, lũ lụt trên toàn bộ khu vực đô thị là một hiện tượng phổ biến ở Việt Nam vào mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 9), do hệ thống cống rãnh và thoát nước yếu2.

Trên toàn quốc, ước tính, đầu tư cho cơ sở hạ tầng hiện nay chiếm khoảng 9 - 10% GDP, chủ yếu cho giao thông, năng lượng, thông tin - truyền thông, nước và vệ sinh. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt nhiều thách thức trong việc cung cấp, vận hành các dịch vụ đô thị cơ bản trong quá trình đô thị hóa nhanh và bùng nổ khu định cư không theo quy hoạch. Thêm vào đó, vì phần lớn các thành phố của Việt Nam đều nằm ở khu vực trũng ven biển , nên ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức.

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các đô thị cùng sự bùng nổ của khu vực thương mại và sản xuất, nhằm giải quyết những thiếu hụt dịch vụ hạ tầng cho hộ gia đình và nhà ở. Những năm qua, viện trợ phát triển nước ngoài đã đóng góp đầu tư vào hạ tầng và hỗ trợ Chính phủ trong phát triển chính sách và quy hoạch. Tuy nhiên, thách thức lớn của Việt Nam là phải nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng để đủ điều kiện được công nhận là nước thu nhập trung bình, trở thành nhân tố đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đang phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân đối với những dịch vụ đô thị ngày càng hiện đại hơn và tốt hơn.

8.2 KHUNG PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP HẠ LĨNH VỰC CUNG CẤP HẠ

TẦNG

Các khung pháp lý về dịch vụ hạ tầng ở Việt Nam được soạn thảo khá kỹ, mặc dù đôi khi việc thực thi các quy định này còn gặp khó khăn. Đối với hầu hết các dịch vụ hạ tầng do các pháp nhân nhà nước hoặc kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân điều hành, đều có những bộ luật, nghị định và thông tư. Dưới đây là một số văn bản pháp quy tiêu biểu.

• Có 2 nghị định chính, Nghị định số 92/2006/ ND-CP về quy hoạch cơ sở hạ tầng và Nghị định số 52/1999/ND-CP về quá trình đầu tư. Nghị định 52 yêu cầu các dự án đầu tư đã được phê duyệt (bao gồm các dự án hạ tầng) phải nằm trong quy hoạch 10 năm của ngành. Nghị định 92 quy định các sở ở cấp tỉnh chịu trách nhiệm với quy hoạch tổng thể ngành của mình.

• Hợp tác Công - Tư: Nghị định 78 quy định các phương thức của hợp đồng BOT, BTO và BT. Nghị định này sẽ sớm được Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi3.

• Luật Doanh nghiệp 1999 cho phép các công ty tư nhân tham gia dịch vụ cấp nước sạch.

• Đường sá được điều tiết bởi Luật Giao thông đường bộ và Nghị định Chính phủ số 186/2004/ND-CP về xây dựng và bảo dưỡng đường giao thông.

8.3 THÀNH PHẦN THAM GiA CUNG CẤP DỊCH VỤ HẠ GiA CUNG CẤP DỊCH VỤ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

Các thành phần tham gia ở cấp chính phủ và trung ương xây dựng các kế hoạch để cung cấp cơ sở hạ tầng đô thị, và các doanh nghiệp nhà nước cùng các công ty khu vực công triển khai dự án. Trong khi đó, cộng đồng phản ánh được nhu cầu thực sự của người dân và thể hiện khả năng hoạch định cũng như thực thi các dự án ở tầm vi mô. Ngoài ra, còn có các thành phần tham gia chia sẻ kiến thức kỹ thuật bằng cách tư vấn, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực. Hội Cấp thoát nước Việt Nam là một trong những hiệp hội như vậy. Tuy nhiên, thành phần quan trọng nhất là các doanh nghiệp nhà nước và biến thể của các doanh nghiệp này ở cấp tỉnh và thành phố.

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)