- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM
KHẢ NăNG TIếP CậN NƯớC SẠCH
Theo số liệu chính thức, số dân đô thị được tiếp cận các nguồn nước đã xử lý là 98%12. Tuy nhiên, chỉ 59% dân số đô thị được kết nối với mạng lưới nước sạch, 39% lấy nước qua đường ống và các giếng xây13. Dữ liệu trong Đánh giá ngành nước năm 2009 cho thấy, tỷ lệ tiếp cận nước sạch ở đô thị loại I là khoảng 70% và đô thị loại là V là 15%. Đặc biệt, một nửa số hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh và 3 trên 10 hộ gia đình ở Hà Nội không có nguồn nước máy riêng vào năm 2010, phải chuyển sang sử dụng nước giếng hoặc mua nước ở bên ngoài14.
Nhiều đô thị nhỏ không có hệ thống cung cấp nước máy. Khu vực tư nhân bán chính thức đã kịp thời đáp ứng tình trạnh thiếu dịch vụ công này bằng cách lắp đặt và vận hành các hệ thống nhỏ ở vùng ven đô, các đô thị nhỏ và khu vực nông thôn. Theo một nghiên cứu mở rộng của Ngân hàng Thế giới năm 201015, có 30% dịch vụ về nước của Việt Nam phụ thuộc các nhà cung cấp tư nhân nhỏ lẻ. Trường hợp cụ thể của một xã ở Thành phố Hồ Chí Minh (Khung 16) là ví dụ minh họa cho việc làm cách nào người dân có thể tìm được nguồn nước khác và giá cả của nó so với nước máy công cộng.
Tương tự nhiều quốc gia ở phía nam, các nhóm dễ bị tổn thương như người dân nhập cư và người nghèo đô thị ở Việt Nam bị thiếu nước sạch và dịch vụ công cộng. Chi phí lắp đặt đồng hồ nước quá cao đối với hộ nghèo, nên họ phải tự mua nước từ khu vực tư nhân16. Theo điều tra của UNDP về nghèo đói ở khu vực đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh17, người dân nhập cư ít có khả năng lắp đặt đường ống dẫn nước riêng: 65% người nhập cư ở Hà Nội và 40% ở Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn nước máy riêng. Trong khi đó, tỷ lệ tiếp cận trung bình của các hộ dân ở mỗi thành phố tương ứng là 70,6% và 52,5% vào năm 2010. Thêm vào đó, chỉ có 43,3% hộ gia đình nghèo nhất có nguồn nước máy riêng và 43,2% sử dụng giếng khoan, so sánh với tỷ lệ tương ứng của các hộ giàu nhất là 75% và 14,2% (xem Bảng 33). Có một mối quan ngại rằng, sự khác biệt này có thể là do các loại hình và điều kiện nhà ở. Báo cáo của UNDP nhấn mạnh, các hộ gia đình sinh sống trong các căn nhà chung hoặc cho thuê phần lớn là dân nhập cư hoặc người nghèo, họ thường mua nước từ các thùng chứa (39,6%) và sử dụng nước giếng khoan (30,6%).