hình thành nhà ở phi chính thức ở phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006
Nhiều gia đình xây nhà của họ vào giữa đêm khuya, trong những ngày nghỉ lễ để tránh bị cán bộ địa phương kiểm tra. Tuy nhiên, đôi khi cán bộ vẫn biết và thực hiện việc phá dỡ trong quá trình xây dựng. Một người được phỏng vấn nói rằng, chị đã đưa cho các cán bộ địa phương 5 triệu đồng (tương đương 312 USD), khoảng 1/10 tổng chi phí xây dựng căn nhà, để tránh việc bị phá dỡ. Chị nói rằng, ngày nay, khoản hối lộ có thể gấp đôi. Hầu hết các hộ gia đình xây nhà nền, tường gạch, mái lợp tôn. Loại hình cấu trúc này cho phép việc xây dựng được hoàn thành chỉ trong một đêm với khoảng 10 công nhân. Để giảm chi phí và thời gian xây dựng, người ta thường sử dụng nền gạch. tường gạch không dùng vữa hoặc dùng vật liệu xây dựng bị loại bỏ như gỗ miếng, thiếc tấm... Tuy nhiên, chiến lược xây dựng này nhiều khi dẫn đến sự xuống cấp nhanh chóng. Chi phí xây dựng bình quân cho một căn nhà kiên cố một tầng với diện tích 4 m x 12 m (nền, cột và dầm làm bằng bê tông) khoảng 60 - 80 triệu đồng (tương đương 3.750 - 5.000 USD). Trong khi đó, nhà ở “thiếu kiên cố” cùng diện tích có chi phí xây dựng chỉ khoảng 20 - 30 triệu đồng (tương đương 1.250 - 1.880 USD). Những người xây dựng dự toán chi phí cho mỗi mét vuông sàn trung bình là 500.000 đồng (tương đương 31 USD) cho một căn nhà thiếu kiên cố, 1 triệu đồng/m2 (khoảng 62 USD) cho nhà bán kiên cố và 1,5 triệu đồng/m2 (94 USD) cho nhà hơn một tầng loại kiên cố.
Khả năng chi trả cho nhà ở phụ thuộc khả năng thanh toán của người chủ ở thời điểm xây dựng, từ việc huy động tiền tiết kiệm hoặc các khoản vay phi chính thức không dựa trên mức thu nhập của họ.
Khoảng thời gian từ khi diễn ra quá trình chuyển đổi đất đến khi xây dựng thường kéo dài 41 tháng, phản ánh việc nhiều gia đình tiếp tục huy động vốn để xây dựng sau khi xong giao dịch đất.
Lưu ý rằng, điều tra này được thực hiện tại khu dân cư 120 ở phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân và khu dân cư 16 ở thôn Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Cả hai địa điểm đều ở phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: Nguyễn (2006)
QUAN ĐIểM CủA CHÍNH PHủ ĐỐI VớI NHÀ Ở PHI CHÍNH THứC Ở PHI CHÍNH THứC
Chính phủ Việt Nam có một quan điểm không quá hà khắc đối với nhà ở phi chính thức vì loại hình nhà ở này không được nhìn nhận như nhà ở “bất hợp pháp” cần được quy định một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, các khu vực nhà ở phi chính thức không được công nhận trong quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của Chính phủ23. Luật Đất đai năm 2003 chấp thuận sự tồn tại của những ngôi nhà phi chính thức được xây trước ngày 1/7/2004. Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/2/2005 cho phép các hộ gia đình đăng ký cho nhà ở được xây dựng không chính thức trước ngày 1/7/2004. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, UBND thành phố cũng nới lỏng các quy định theo Quyết định số 207/2005/QĐ-UBND ngày 1/12/2005. Các báo cáo chỉ ra rằng, 260.000 ngôi nhà được đăng ký trong 6 tháng đầu năm kể từ khi quyết định có hiệu lực. Nhiều hộ gia đình vẫn không muốn đăng ký để tránh thuế hoặc đơn giản là cảm thấy không cần thiết.
Các cơ quan cấp phường/xã có quyền xử phạt xây dựng nhà không phép, buộc chủ đất phải làm các thủ tục xây dựng và phục hồi nguyên trạng. Việc chính quyền địa phương bắt buộc phá dỡ đối với nhà ở phi chính thức dường như được áp dụng không đồng nhất giữa các địa phương24.