- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM
NăNG LựC VÀ THáCH THứC CủACáC
CÔNG TY CấP NƯớC ĐÔ THỊ18
Có 68 công ty cấp nước đô thị với tổng công suất lắp đặt là 5,5 triệu m3/ngày và công suất vận hành 3,9 triệu m3/ngày. Giới hạn công suất của mạng lưới truyền tải, phân phối và thất thoát nước là những nguyên nhân chính của sự chênh lệch giữa công suất lắp máy và công suất vận hành. Các công ty này cung cấp dịch vụ trung bình 21,6 tiếng mỗi ngày, có 55 công ty cung cấp dịch vụ từ 18 tiếng trở lên mỗi ngày. Lượng nước cung cấp trung bình dao động từ 80 - 90 lít/người/ngày đến 120 - 130 lít /người/ngày ở các đô thị lớn, so với mục tiêu quốc gia là 120 - 150 lít /người/ngày. 96% các đầu nối có đồng hồ đo. Tuy nhiên, nhiều phần của hệ thống phân phối nước đã có tuổi thọ cao và hoạt động không tốt, cộng với giá nước thấp và sự thiếu trách nhiệm nên các công ty nước không muốn bảo trì hệ thống phân phối của họ. Thất thoát nước theo báo cáo giảm từ 39% năm 2000 xuống khoảng 30% năm 2009. Tuy nhiên, số liệu trung bình chính thức này không thể hiện chính xác tỷ lệ thất thoát nước ở một số vùng đô thị lên tới 75%. Hơn nữa, Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam cũng đặt ra câu hỏi về mức độ tin cậy của số liệu về tỷ lệ thất thoát nước do các thành viên cung cấp.
Các đô thị loại 3 trở lên thường có hệ thống cấp nước do các công ty chuyên cấp nước quản lý. Hầu hết các công ty này là hội viên Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam và là đối tượng của “quá trình chuẩn hóa” (benchmarking). Các công ty cấp nước này đang trong quá trình “cổ phần hóa” mà bước đầu là nhận các khoản vay từ các ngân hàng thương mại. Các đô thị loại 4 và loại 5, thường gọi chung là “đô thị cấp huyện”, thường do các công ty cấp thoát nước nhà nước trực thuộc chính quyền tỉnh cung cấp dịch vụ. Hiện chưa rõ số lượng người dân sử dụng dịch vụ của khu vực tư nhân phi chính thức. Trong tương lai gần, các đô thị loại này sẽ cần tiếp cận vốn vay ưu đãi ODA cho các công trình đầu tư cần vốn trong tương lai.
Về mặt tài chính, mức giá thấp ảnh hưởng khả năng bền vững trong cấp nước. Luật cho phép các công ty cấp nước và chính quyền địa phương tăng giá, nhưng các cân nhắc ở góc độ chính trị ở địa phương thường cản trở việc áp dụng ngay các mức giá điều chỉnh. Các nghiên cứu về khả năng chi trả và mức sẵn lòng thành toán cho thấy, người tiêu dùng sẵn sàng thanh toán cho dịch vụ tốt hơn. Hóa đơn nước trung bình chiếm khoảng 1,1% thu nhập của hộ gia đình. Hầu hết các công ty cấp nước ít nhất cũng bù đắp được chi phí hoạt động và bảo trì với tỷ lệ trung bình đạt gần 0,7. Tuy nhiên, gần như không có công ty nào có thể bù đắp được toàn bộ chi phí, nếu tính khấu hao, chi phí tài chính và thay thế. Do đó, các hệ thống cấp nước đô thị vẫn được chính quyền địa phương hỗ trợ.
8.7 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢi VÀ VỆ SiNH THẢi VÀ VỆ SiNH
Theo số liệu của Bộ Xây dựng năm 2008, lượng nước thải đô thị qua xử lý ở mức dưới 10%. Rác thải sinh hoạt không được xử lý làm ô nhiễm nước và nước thải công nghiệp xả không đúng quy định đang gây ra sự xuống cấp nghiêm trọng về môi trường và những quan ngại về vấn đề sức khỏe. Theo số liệu chính thức, tỷ lệ dân số đô thị “đang sử dụng các công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn”19 tăng từ 63% năm 1990 lên 94% năm 201020. Tỷ lệ người dân tiếp cận dịch vụ vệ sinh ở các đô thị lớn được cho là đạt tới 98%,
nhưng con số này bao gồm cả số liệu về số người có sử dụng “nhà vệ sinh”, chứ chưa chỉ ra được quá trình thu gom và xử lý chất thải như thế nào. Thực tế, phần lớn (75%) hộ gia đình ở đô thị chưa được kết nối với bất kỳ hệ thống thoát nước thải tập trung hay cục bộ nào mà chỉ có bể tự hoại. Trừ Hải Phòng, không một đô thị nào trên cả nước cung cấp dịch vụ thông hút bể tự hoại ở mức hợp lý. Nghiên cứu vùng về quản lý chất thải bể tự hoại của AUSAID21 ước tính, chưa đến 5% chất thải bể tự hoại ở Việt Nam được xử lý đúng cách. Chỉ một số người ở Việt Nam dọn bể tự hoại hoặc nhà vệ sinh một cách thường xuyên, hoặc đảm bảo rằng, chất thải trong hố vệ sinh được xử lý an toàn. Bảng 34 dưới đây gồm các thông tin chi tiết hơn về vấn đề thu gom và xử lý nước thải ở một số đô thị.