Như mô tả trong Chương 1, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất ở Việt Nam. Cứ 10 năm một lần, Đảng Cộng sản Việt Nam cho ý kiến về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, và dựa vào đó, các chiến lược, chính sách nhà ở được ban hành. Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất của quốc gia. Trong lĩnh vực nhà ở, Quốc hội có quyền ban hành Hiến pháp và các luật. Chính phủ (đứng đầu là Thủ tướng, có trách nhiệm báo cáo với Quốc hội và Chủ tịch nước) chấp hành các quyết định/nghị quyết của Quốc hội. Thủ tướng là người ký các nghị định hướng dẫn thực hiện các luật và quyết định về chính sách nhà ở. Mối tương quan giữa các cơ quan chính phủ và các chính sách, chương trình nhà ở được thể hiện rõ trong Hình 6.
CáC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
Cơ quan chính phủ cao nhất chịu trách nhiệm về lĩnh vực nhà ở tại Việt Nam là Ban Chỉ đạo Trung ương về Chính sách nhà ở và Thị trường bất động sản. Ban chỉ đạo này do Thủ tướng thành lập và đứng đầu là một phó thủ tướng, hướng dẫn thực hiện các luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản, đánh giá xu hướng phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, đề xuất và giám sát việc thực hiện các chính sách nhà ở thích hợp.
Bộ Xây dựng là cơ quan đầu ngành về nhà ở và phát triển đô thị tại Việt Nam. Bộ Xây dựng là đơn vị soạn thảo “Định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô
thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050” và chịu trách nhiệm về quy hoạch tổng thể xây dựng. Đối với lĩnh vực xây dựng, Bộ Xây dựng chỉ đạo việc ban hành các tiêu chuẩn, quy định về giá thành và chất lượng xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và đánh giá các dự án xây dựng. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ Xây dựng hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, chiến lược quốc gia, thẩm định, phê duyệt, quản lý các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phí dịch vụ. Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng lập quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, hướng dẫn xây dựng quy hoạch cấp địa phương, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và vệ sinh trong khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng. Đối với lĩnh vực nhà ở, Bộ Xây dựng đưa ra định hướng và chương trình phát triển nhà ở quốc gia, bao gồm phát triển nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng có trách nhiệm quản lý nhà ở nói chung, bảo dưỡng, duy tu cũng như đưa ra các thiết kế nhà ở điển hình, chỉ đạo các cuộc điều tra nhà ở và phát triển
Hình 6: Trách nhiệm của các cơ quan chính phủ trong lĩnh vực nhà ở chính phủ trong lĩnh vực nhà ở
Đảng Cộng sản Quốc hội
Thủ tướng
Phê duyệt định hướng phát triển KT - XH đến năm
2020
Phê duyệt chiến lược phát triển KT - XH và Kế hoạch 5 năm Phê duyệt: - Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 - Định hướng tài chính nhà ở đến năm 2020 Ban chỉ đạo T.Ư
về Chính sách Nhà ở và Thị trường BĐS Các bộ ngành UBND thành phố/ tỉnh Chính sách tạo điều kiện cho phát triển nhà ở - Thành lập quỹ nhà
ở của địa phương/ chương trình nhà ở của
thành phố/ tỉnh - Triển khai chính sách
nhà ở
hệ thống cơ sở dữ liệu nhà ở. Bộ Xây dựng cũng chịu trách nhiệm phát triển và quản lý thị trường bất động sản và chương trình đào tạo về các dịch vụ bất động sản. Cơ quan chịu trách nhiệm về bất động sản là Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, trực thuộc Bộ Xây dựng.
Cục Phát triển đô thị Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm lập các chiến lược phát triển đô thị, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị quốc gia và các dự án phát triển đô thị có tầm quan trọng quốc gia.
Một số bộ khác cũng tham gia một phần vào việc ban hành chính sách và quy định về nhà ở. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển và công tác thống kê. Trong lĩnh vực nhà ở, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan, các địa phương để đưa ra các chỉ tiêu phát triển nhà ở, chính sách khuyến khích đầu tư nhà ở và đưa nội dung về tài chính nhà ở vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về quản lý các nguồn thu và chi ngân sách nhà nước cũng như quản lý tài sản nhà nước. Theo Định hướng Chính sách tài chính nhà ở quốc gia đến năm 2020, Bộ Tài chính có trách nhiệm phát triển hệ thống định giá bất động sản và cơ chế bảo hiểm tài sản thế chấp và khuyến khích các tổ chức tài chính cho vay mua nhà ở. Bộ Tài chính cũng là cơ quan đề xuất các chính sách ưu đãi tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp. Bộ Tài chính còn chịu trách nhiệm phát triển thị trường trái phiếu để cho phép phát hành trái phiếu thế chấp (trái phiếu được đảm bảo bởi các khoản vay thế chấp nhà ở). Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN & MT) là cơ quan chủ quản của Tổng cục Địa chính - đơn vị chịu trách nhiệm về quy hoạch sử dụng đất, đăng ký và thống kê nhà ở và đất, quản lý giá đất và quyền sử dụng đất, vẽ bản đồ địa chính, công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư, kiểm soát thay đổi sử dụng đất cũng như xây dựng, vận hành hệ thống thông tin đất đai.
Một số tổ chức tài chính thuộc trung ương cũng tham gia vào lĩnh vực nhà ở. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan đầu mối thực hiện Định hướng Chính sách tài chính nhà ở quốc gia đến năm 2020. NHNN có trách nhiệm đưa ra các đề xuất tín dụng nhà ở và chương trình tiết kiệm nhà ở, đề xuất biện pháp khuyến khích các ngân hàng thương mại đa dạng hóa sản phẩm tài chính nhà ở và đề xuất thành lập cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở. Bên cạnh đó còn có Ngân hàng Phát triển Việt Nam cung cấp các khoản vay cho đầu tư phát triển và tái cho vay vốn ODA cho phát triển nhà ở. Đến nay, không có cơ chế nào yêu cầu ngân hàng này cung cấp các khoản vay cho nhà ở xã hội. Ngân hàng Chính sách Xã
hội Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bao gồm việc cho một bộ phận người nghèo vay vốn phục vụ nhà ở. Vai trò của các ngân hàng và tổ chức khác liên quan tài chính nhà ở được miêu tả cụ thể hơn trong Chương 7.