- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM
6.1 CẢi CÁCH ĐẤT ĐAi ĐÔ THỊ TỪ ĐỔi MỚi ĐẾN NAY
THỊ TỪ ĐỔi MỚi ĐẾN NAY Trước năm 1950, chính quyền thực dân Pháp luôn hỗ trợ các đại địa chủ và những người có quyền thế tiếp cận đất nông thôn cũng như đất đô thị. Cùng với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, cải cách ruộng đất đã được tiến hành với khẩu hiệu “ruộng đất cho dân cày”, những điền thửa lớn được quốc hữu hóa và chia cho nông dân, nhưng sau đó phần lớn đất đai được tập trung và thuộc sở hữu của tập thể. Tuy nhiên, từ năm 1981, có một số biện pháp cải cách được thực hiện, trong đó nông dân có quyền đối với đất và sản phẩm từ đất, do đó sản lượng nông nghiệp tăng mạnh và quyền sử dụng đất của cá nhân được công nhận.
Như đã giải thích ở Chương 1, Việt Nam bắt đầu cải tổ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 1991 với việc thực hiện chính sách Đổi mới từ năm 1986. Thời điểm trước những cải cách này, quyền sở hữu tài sản tư nhân không được chính quyền thừa nhận chính thức và không có thị trường đất đai đô thị1. Như đã nêu ở Chương 1, trong giai đoạn đầu, phát triển đô thị tại Việt Nam diễn ra rất chậm. Luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội ban hành năm 1987, Luật Đất đai sửa đổi được ban hành năm 1993, sau đó tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung vào năm 1998, 2003 và 2013. Những cải cách lớn này đã cải thiện đáng kể các quyền đối với sở hữu tài sản. Các khái niệm về quyền đối với đất đai, mua bán, giá cả, đăng ký, quy hoạch và đánh thuế là các nội dung của quá trình cải cách. Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất và các cơ quan nhà nước được quy định. Sau khi Luật Đất đai 2003 ra đời, đất được coi là một loại hàng hóa và được mua bán, trao đổi tự do. Khái niệm về quyền đối với đất đai được cụ thể hóa thông qua hệ thống cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất. Các giấy chứng nhận này thể hiện quyền của người sở hữu mảnh đất, là nền tảng của thị trường trao đổi chính thức, đánh thuế, thế chấp đất đai và nắm giữ tài sản. Tuy nhiên, như mô tả dưới đây, Nhà nước vẫn là chủ sở hữu cuối cùng đối với đất đai và sở hữu đáng kể việc sử dụng đất, giao đất và khai thác đất. Ngoài ra, đất còn là một nguồn thu ngày càng quan trọng trong tư tưởng về tài chính công và tư ở tất cả các cấp. Đất đai, cụ thể là việc giao đất, sử dụng, quản trị và tài chính đóng một vai trò trọng tâm, không thể thay thế trong định hình các đô thị Việt Nam và khu vực nhà ở đô thị trong tương lai.