Hệ số Gini năm 2010 được ước tính là 0,43 và tăng lên theo thời gian Nếu

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 31 - 32)

0,43 và tăng lên theo thời gian. Nếu hệ số Gini 0,4 được coi là mức đáng báo động thì có thể thấy sự bất bình đẳng ở Việt Nam đã ở mức nghiêm trọng.

được ký hợp đồng và hơn 2/3 trong số việc làm mới được tạo ra là thuộc lĩnh vực dịch vụ, chủ yếu trong các lĩnh vực không chính thức. Điều này giúp giữ cho tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở mức thấp, nhưng lại đặt ra câu hỏi về chất lượng của những công việc mới, đặc biệt là cho lao động trẻ. Năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chính thức đối với nhóm 15 - 24 tuổi là khoảng 5%, đồng thời tỷ lệ này cũng chiếm 2,9% trong tổng số lao động của cả nước. Cùng thời điểm đó, ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp đối với nhóm 15 - 19 tuổi là 11,2% và 8,9% cho nhóm tuổi 20 - 2418. Nhưng có lẽ đáng lo ngại hơn tình trạng lạm phát cao và nạn thất nghiệp là những biểu hiện phân chia lợi ích tăng trưởng kinh tế không đồng đều và sự chênh lệch giữa thu nhập của người giàu và người nghèo ngày càng tăng. Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 chỉ rõ tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất giai đoạn 2002 - 2010. Tính trên cả nước, tỷ lệ này tăng đều đặn từ 8,1 đến 9,2 chỉ trong vòng tám năm. Đó là do khoảng cách thu nhập nhanh chóng tăng lên ở khu vực nông thôn (từ 6,0 lên 7,5). Còn đối với khu vực đô thị, tỷ lệ này có sự giảm nhẹ, từ 8,0 xuống còn 7,9. Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 còn cho thấy hệ số Gini quốc gia là 0,43 năm 2010 và tăng theo thời gian (0,42 năm 2002 và 2004). Nếu như hệ số Gini 0,4 được các quốc gia coi là mức báo động, thì bất bình đẳng ở Việt Nam đã trở nên nghiêm trọng19.

Mặc dù Việt Nam gần đây phát triển năng động và còn được dự đoán là điểm sáng trong tương lai, nhưng nền kinh tế Việt Nam rất dễ bị tổn thương. Hầu hết tăng trưởng GDP có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, nông nghiệp và sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối có sử dụng nhiều lao động. Vì vậy, những biến động quốc tế

về hàng hóa cũng như thị trường vốn có thể sẽ có những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước và sự cạnh tranh giữa các quốc gia có lao động giá rẻ hiện rất gay gắt.

1.4 NGHÈO VÀ MỤC TiÊU PHÁT TRiỂN THiÊN NiÊN KỶ20 PHÁT TRiỂN THiÊN NiÊN KỶ20 Tăng trưởng kinh tế nhanh kể từ năm 1990 đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo của Việt Nam. Tỷ lệ này được Tổng cục Thống kê tính bằng cách so sánh mức chi tiêu hộ gia đình hằng tháng theo đầu người với chuẩn nghèo theo công bố của Chính phủ. Chuẩn nghèo trong giai đoạn 2006 - 2010 là mức thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000 đồng/tháng. Theo cách tính này, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ hơn 60% năm 1990 xuống 28,9% năm 2002, 16% năm 2006 xuống còn 10,6% năm 2010.

Theo quốc tế, chuẩn sức mua tương đương (PPP) 1 USD/ ngày được sử dụng rộng rãi để xác định mức nghèo đói cùng cực. Theo cách tính này, tỷ lệ nghèo đói cùng cực ở Việt Nam giảm đáng kể, từ 39,9% năm 1993 xuống dưới 5% năm 2006. Đây là một thành tích rất ấn tượng. Khoảng cách nghèo, được tính bằng sự chênh lệch giữa mức chi tiêu trung bình của người nghèo với chuẩn nghèo, cũng giảm đáng kể, từ khoảng 18% năm 1993 xuống dưới 4% năm 2006. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận thức rằng, có một tỷ lệ lớn các hộ gia đình ở sát trên mức nghèo và phần lớn dân số Việt Nam vẫn còn ở mức cận nghèo, có thể dễ dàng quay trở lại dưới mức nghèo.

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)