- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM
CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ CƠ BẢN
ĐÔ THỊ CƠ BẢN
08
8.1 MÔ TẢ VẮN TẮT DỊCH VỤ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ CƠ BẢN
8.2 KHUNG PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP HẠ TẦNG
8.3 THÀNH PHẦN THAM GiA CUNG CẤP DỊCH VỤ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
8.4 QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC VỀ TÀi CHÍNH
8.5 CHi PHÍ VÀ KHẢ NĂNG CHi TRẢ CÁC DỊCH VỤ CƠ SỞ HẠ TẦNG CƠ BẢN
8.6 ĐÁNH GiÁ NHANH VỀ CÁC HỆ THỐNG NƯỚC SẠCH
8.7 HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢi VÀ VỆ SiNH
8.8 ĐÁNH GiÁ NHANH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MẶT
8.9 HỆ THỐNG ĐiỆN
8.10 HỆ THỐNG ĐƯỜNG GiAO THÔNG ĐÔ THỊ 8.11 KẾT LUẬN 8.11 KẾT LUẬN 106 107 108 109 112 113 116 117 118 118 119
Chương 8 xem xét quá trình cung cấp các dịch vụ hạ tầng đô thị cơ bản ở Việt Nam, một hợp phần quan trọng trong gói dịch vụ nhà ở. Chương này nghiên cứu các quá trình, thành phần liên quan hạ tầng nhà ở và quy hoạch hạ tầng, tài chính, triển khai, vận hành, quản lý, bảo trì, xem xét khung quy định, pháp lý và thể chế cùng các vấn đề khác như chi phí, thuế, gánh nặng đối với chi tiêu hộ gia đình, tỷ lệ dân số đang sử dụng những dịch vụ này và xu hướng trong tương lai. Phạm vi của chương này giới hạn ở các dịch vụ nước sạch, vệ sinh, thoát nước bề mặt, cấp điện, đường sá, nhưng không đề cập các dịch vụ cơ bản khác không liên quan trực tiếp khu vực nhà ở, như giao thông, cầu, đập lớn, quản lý chất thải rắn.
8.1 MÔ TẢ VẮN TẮT DỊCH VỤ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ CƠ VỤ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ CƠ BẢN
Ở Việt Nam, hạ tầng đô thị của tỉnh và thành phố chủ yếu được cung cấp, sở hữu, cấp vốn và xây dựng bởi khu vực công. Các cơ quan chịu trách nhiệm là các cơ quan địa phương, hoặc trong trường hợp đô thị lớn, là các doanh nghiệp nhà nước tương đối độc lập. Các doanh nghiệp nhà nước này là các cơ quan nhà nước được “cổ phần hóa” trong những năm 1990, nhờ những cải cách trong quá trình Đổi mới. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này vẫn hoạt động phần lớn theo định hướng mục tiêu, quy hoạch ngành của các bộ và theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân và các cấp chính quyền địa phương.
Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong mở rộng dịch vụ hạ tầng tới các hộ gia đình đô thị kể từ sau Đổi mới. Người dân đã nhận được nhiều lợi ích từ dịch vụ cấp nước sạch, điện và đường sá. Hệ thống thoát nước cũng đã được mở rộng và những năm gần đây, chương trình xây dựng các nhà máy lớn xử lý nước thải cũng đã bắt đầu. Thoát nước đường phố và thoát nước bề mặt ở khu vực đô thị cũng được cải thiện. Đây là dịch vụ hạ tầng thiết yếu vì hầu hết các khu vực đô thị đều ở vị trí thấp và bị ngập lụt theo mùa. Gần như toàn bộ các hộ ở khu vực đô thị và 85% các hộ ở khu vực nông thôn có điện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng về nước và vệ sinh. Năm 2009, tỷ lệ có nước sạch đã đạt tới 73% trên cả nước, nhưng ở khu vực đô thị, chỉ có 63,4% số hộ gia đình sử dụng nước máy, 2,4% sử dụng nước mưa, 31% sử dụng nguồn nước sạch khác và 3,2% sử dụng nguồn nước khác. Về vấn đề vệ sinh, 46% hộ gia đình trên cả nước không có nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn. Ước tính, có tới 10 triệu người Việt Nam vẫn đi vệ sinh ngoài trời, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long, ở các cộng đồng thu nhập thấp, ở vùng xa và ở các khu vực đất nhảy dù lấn chiếm ở đô thị. Ở khu vực đô thị, 71,4% hộ gia đình có toa-lét sử dụng nước trong nhà, 16,3% có toa-lét sử dụng nước ở bên ngoài và 10% sử dụng “toa-lét đơn giản” (có thể là hố vệ sinh ngoài trời) và 2,3% không có toa-lét. Tuy nhiên, số lượng lớn nhà vệ sinh không có nghĩa là tất cả các nhà vệ sinh này đều được trang bị bể tự hoại thích hợp. Có rất nhiều toa-lét xả trực tiếp vào nguồn nước gây ra các vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe cho các khu định cư dọc theo kênh đào, dòng sông1.