NHÀ Ở PHI CHÍNH THứC Ở VIỆT NAM
"Chính sách quan trọng nhất cần phải được thực hiện là dần dần nhìn nhận sự tồn tại của khu vực phi chính thức. Đây là cách duy nhất mà các quốc gia khác nỗ lực thực hiện một cách thành công. Nhìn nhận khu vực phi chính thức sẽ giúp cho người nghèo, người thu nhập thấp có khả năng tăng tiền vốn của họ, do những ngôi nhà chính thức đắt hơn nhiều so với những ngôi nhà không chính thức. Nếu Chính phủ nhìn nhận khu vực phi chính thức thì người nghèo, người thu nhập thấp sẽ có thể cải thiện cuộc sống của họ. Phương pháp tiếp cận này không chỉ là động lực thúc đẩy người nghèo, người thu nhập thấp cải thiện chỗ ở và điều kiện sinh hoạt của họ mà còn làm tăng nguồn tài chính từ các bất động sản trên toàn quốc", Đặng Hùng Võ, Chuyên gia về Quản lý Đất đai16.
Ở Việt Nam, xây nhà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) hoặc không có giấy phép xây dựng thì được coi là nhà ở phi chính thức. Để có được giấy phép xây dựng, các hộ gia đình phải có GCNQSDĐ, đăng hộ khẩu thường trú và một kế hoạch xây dựng chi tiết được duyệt phù hợp với Luật Xây dựng và quy hoạch đô thị chi tiết của thành phố. Tuy nhiên, ở nhiều thành phố, để có được GCNQSDĐ, phải trải qua quá trình phức tạp, tốn thời gian17. Trong khi đó, người dân nhập cư hiếm khi đăng ký hộ khẩu thường trú. Ngoài ra, nhiều đô thị không có đủ quy hoạch chi tiết đô thị, khiến cho việc xin giấy phép xây dựng trở nên khó khăn. Hơn nữa, sự thiếu hiểu biết các quy định góp phần vào việc sản xuất một số lượng lớn nhà ở phi chính thức. Nhiều người cho rằng, giấy phép xây dựng là không cần thiết và các khoản xử phạt, nếu được áp dụng thì người dân đều có thể chi
trả được18. Một số lượng lớn người dân có thu nhập thấp và trung bình đang buộc phải tìm kiếm các giải pháp nhà