CáC QUY ĐỊNH Về xâY DựNG

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 45 - 46)

Tại Việt Nam, quy hoạch tổng thể và quy hoạch xây dựng chi tiết là những văn bản xác định các thông số xây dựng chung cho một lô đất cụ thể, như mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa. Quá trình lập quy hoạch tổng thể và chi tiết được trình bày rõ hơn trong Chương 6.

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam được Bộ Xây dựng ban hành năm 2008. Bộ quy chuẩn này đề cập các vấn đề như thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng sao cho phù hợp các tiêu chuẩn nhà ở an toàn phòng chống thiên tai, do hoặc không do con người gây ra; các quy định phòng chống rủi ro do khí hậu, địa chấn và hỏa hoạn. Bộ quy chuẩn này còn đề cập các yêu cầu kỹ thuật chống động đất và gió bão. Quy chuẩn này chủ yếu dành cho công trình có cấu trúc phức tạp như các tòa tháp cao tầng.

CáC QUY ĐỊNH Về ĐầU TƯ3

Như đã đề cập ở trên, Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực từ tháng 6/2006, quy định về phê duyệt các dự án đầu tư lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhìn vào sự gia tăng rất lớn về lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 5 năm liên tiếp, có thể nói rằng, Luật Đầu tư là một thành công lớn. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát không đồng ý với nhận định này vì cho rằng

dòng vốn đầu tư đó là kết quả đương nhiên. Luật Đầu tư thực ra được soạn thảo để bảo vệ quyền, lợi ích của nhà đầu tư và khuyến khích đầu tư tại Việt Nam, nhưng các chuyên gia cho rằng, mục đích này đã không thực hiện được, thậm chí, một số người cho rằng, mọi việc trở nên phức tạp hơn vì các quy định không rõ ràng, mâu thuẫn, chồng chéo với các luật khác. Theo một báo cáo của Trung tâm Thông tin thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2008, những quy định không rõ ràng của Luật Đầu tư đã gây ra nhiều khó khăn, đồng thời thể hiện những “mâu thuẫn và xung đột” với các luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Xây dựng. Ví dụ, nếu các cơ quan chức năng xem xét một đề xuất đầu tư dựa vào các quy định về môi trường trong Luật Đầu tư thì sẽ “vi phạm” các quy định theo Luật Môi trường. Kết quả là, hầu hết các địa phương buộc phải vi phạm Luật Môi trường để phê duyệt đầu tư.

Luật Đầu tư quy định rằng, các dự án địa phương với vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng (0,72 triệu USD) trở lên và tất cả các dự án đầu tư nước ngoài đều phải xin cấp giấy phép đầu tư từ chính quyền cấp tỉnh. Nhưng đối với nhiều nhà đầu tư, điều này nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), bộ phận phụ trách khu vực tư nhân thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới, báo cáo rằng, các nhà đầu tư tại một tỉnh nào đó đã phải đến làm việc với các cơ quan chức năng 38 lần, nộp 67 văn bản giấy tờ và đợi 451 ngày để nhận được một giấy phép đầu tư dự án.

2.2 CHÍNH SÁCH NHÀ Ở TẠi ViỆT NAM4 ViỆT NAM4

Để tìm hiểu quá trình xây dựng các quy định và chương trình về nhà ở của Việt Nam như hiện nay, chúng ta cần xem xét sự thay đổi của chính sách phát triển nhà ở trong 4 thập kỷ qua, đặc biệt là xem xét quá trình này chịu ảnh hưởng như thế nào từ những thay đổi của môi trường chính sách phát triển quốc gia.

Từ năm 1954 đến 1976 ở miền Bắc và từ năm 1975 đến 1986 khi bắt đầu cải cách kinh tế trên toàn quốc, Việt Nam không có chính sách quốc gia về nhà ở một cách rõ ràng. Chính phủ chỉ vận hành nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và nhà ở được xem như một loại sản phẩm xã hội cần thiết, không phải là một loại hàng hoá trên thị trường. Các chương trình nhà ở của Chính phủ chỉ là xây mới và trợ cấp nhà ở cho thuê cho cán bộ nhà nước, người lao động sống trong các đô thị. Các chương tình này mới

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)