GiỚi THiỆU CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 25 - 26)

ĐẤT NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ

ViỆT NAM

01

1.1 ĐẶC ĐiỂM ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜi

1.2 DÂN SỐ VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA : SỰ KiỆN VÀ SỐ LiỆU

1.3 KiNH TẾ, MỨC SỐNG CỦA NGƯỜi DÂN VÀ TÌNH TRẠNG THẤT NGHiỆP

1.4 NGHÈO VÀ MỤC TiÊU PHÁT TRiỂN THiÊN NiÊN KỶ

1.5 CHÍNH PHỦ

1.6 GiÁO DỤC VÀ Y TẾ

1.7 PHÁT TRiỂN ĐÔ THỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HiỆN NAY

1.8 VẤN ĐỀ GiỚi, HiV / AiDS VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC

24 4 7 8 9 9 10 11

1.1 ĐẶC ĐiỂM ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜi SỬ VÀ CON NGƯỜi

Việt Nam, tên chính thức là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở khu vực Đông Nam Á và có đường bờ biển dài trên 3.400 km dọc theo Vịnh Thái Lan, Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ. Việt Nam giáp với Campuchia và Lào về phía tây và Trung Quốc về phía bắc. Tổng diện tích là 310.070 km2 1, lớn hơn một chút so với Ý và hơi nhỏ hơn so với Đức, với số dân ước tính năm 2012 vào khoảng 88,78 triệu người. Việt Nam đứng thứ 66 trong số 214 quốc gia2 về diện tích và đứng thứ 13 trong số 230 quốc gia về dân số3. Do đó, Việt Nam có thể được coi là nước khá đông dân, đặc biệt dân cư tập trung đông đúc ở các vùng đất thấp.

Về địa hình, Việt Nam có vùng đất thấp nằm dọc theo bờ biển, và những đồng bằng lớn ở phía nam (đồng bằng sông Cửu Long) và phía Bắc (đồng bằng sông Hồng). Đó là những khu vực sản xuất nông nghiệp chính. Ngoài ra, còn có khu vực đồi phủ rừng rộng lớn ở khu vực Tây Nguyên tiếp giáp Lào và khu vực miền núi, chủ yếu ở đầu nguồn phía Bắc và Tây bắc. Phan Xi Păng ở tỉnh Lào Cai là ngọn núi cao nhất của Việt Nam với độ cao 3.143 m. Do trải dài trên nhiều vĩ độ nên khí hậu Việt Nam rất đa dạng. Ở phía nam là khí hậu nhiệt đới, còn phía bắc có khí hậu gió mùa với mùa nóng mưa nhiều (từ tháng năm đến tháng chín) và mùa khô, thời tiết ấm áp (từ tháng mười đến tháng ba).

Việt Nam là nước có bề dày lịch sử lâu đời và phong phú. Theo truyền thuyết thời Hồng Bàng, triều đại của các vua Hùng được cho là các triều đại đầu tiên của Việt Nam, kết thúc vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Trong hàng trăm năm tiếp theo, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt các cuộc xâm lăng của Trung Quốc, nhưng vào thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau Công nguyên, triều đại nhà Lý và nhà Trần được coi là thời kỳ vàng son của Việt Nam. Sau đó, đất nước lại rơi vào sự cai trị của Trung Quốc cho đến năm 938 sau Công nguyên. Từ đó, hàng loạt triều đại Việt Nam ra đời và phát triển mạnh mẽ và từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 18, lãnh thổ dần dần được mở rộng về phía Nam. Vào thế kỷ thứ 18, sau một thời kỳ bất ổn, đất nước được thống nhất dưới triều Nguyễn.

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)