QUá TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ Ở PHI CHÍNH THứC

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 75 - 76)

sản chính thức quá cao19.

QUY MÔ CUNG ứNG NHÀ Ở PHI CHÍNH THứC THứC

Hầu như tất cả nhà ở phi chính thức đều là nhà ở tự xây, đôi khi được gọi là nhà ở “tự lực tự cường” hoặc nhà ở “do dân tự xây”, là loại hình nhà ở bán kiên cố tạm thời hoặc đơn sơ (chiếm 66,5% tổng sản lượng giai đoạn 1999 - 2009 như thể hiện trong Bảng 13). Ngoài ra, hầu hết các loại nhà ở kết hợp làm cửa hàng cũng là dạng tự xây và phi chính thức. Phần lớn việc xây dựng nhà ở phi chính thức này là cho các hộ gia đình là chủ sở hữu cư trú. Trong khi đó, một lượng nhỏ nhà ở phi chính thức được xây thành phòng đơn để cho các công nhân nhập cư thuê.

Theo nội dung về các loại hình nhà ở được trình bày trong Phần 4.2, có ít nhất 1,6 triệu đơn vị nhà ở, tương đương 60% tổng số nhà ở đô thị giai đoạn 1999 - 2009, là nhà một tầng có diện tích nhỏ được xây “không chính thức” chủ yếu nằm ở vùng ven đô. Số lượng nhà ở dưới 15 m2 là 161.000 vào năm 1999 và tăng lên 946.000 vào năm 2009, như vậy mỗi năm tăng trung bình 78.500 đơn vị, tương ứng 29% tổng số nhà ở đô thị. Đây là một con số rất ấn tượng. Có 7,3% nhà ở thuộc nhóm “khung gỗ lâu bền” và nhà “đơn sơ” đều được xây dựng không chính thức. Hầu hết số nhà này là nhà xây trái phép ở các khu ven đô, nhà tạm nằm dọc kênh rạch hoặc các khu đất thiếu hạ tầng khác.

Ở Hà Nội, 70% tổng diện tích sàn nhà ở được các hộ gia đình xây dựng bằng tiền riêng20 của họ mà chủ yếu lại không có giấy phép xây dựng21. Người ta cho rằng, hiện tượng xây dựng nhà ở không chính thức đã giảm ở nhiều quận/huyện của thành phố trong những năm 2000, do việc kiểm soát hoạt động xây dựng và yêu cầu pháp lý trở nên chặt chẽ hơn22.

QUá TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ Ở PHI CHÍNH THứC CHÍNH THứC

Nhà ở phi chính thức hay nhà do “dân tự xây dựng” có nghĩa là người sử dụng lô đất đã hoàn thành việc xây dựng bằng cách sử dụng nguồn tài chính của mình và quản lý quá trình xây dựng nhà ở, thường là thông qua việc thuê một nhà thầu nhỏ hoặc nhà thầu lớn. Trong hầu hết các trường hợp, người xây dựng là người tiêu dùng cuối cùng, ngoại trừ trường hợp họ xây các phòng đơn phi chính thức để cho thuê. Do đó, hầu hết các căn nhà được xây phi chính thức không được giao dịch trên thị trường nhà ở (Chương 10).

Vì thiếu quyền sử dụng đất, những người dân tự xây dựng không thể làm được thủ tục vay hoặc thế chấp ở ngân hàng, do đó, nguồn tài chính chủ yếu là từ khoản tiết kiệm riêng của họ hoặc các khoản vay không chính thức thông qua mạng lưới xã hội của họ như bạn bè hoặc người thân. Không có nhiều thông tin chi tiết về quá trình xây dựng phi chính thức nhưng khảo sát 133 hộ dân tại hai cộng đồng nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy một góc nhìn như đề cập trong Khung 8.

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 75 - 76)