CấP ĐấT MIễN PHÍ VÀ CáC KHOẢN VAY ƯU ĐãI CHO NHÀ ĐầU TƯ

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 123 - 124)

- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM

CấP ĐấT MIễN PHÍ VÀ CáC KHOẢN VAY ƯU ĐãI CHO NHÀ ĐầU TƯ

ƯU ĐãI CHO NHÀ ĐầU TƯ

Để khuyến khích nhà ở thu nhập thấp, trong 10 năm qua, Chính phủ đã cấp đất miễn phí và đưa ra các khoản vay ưu đãi cho các nhà đầu tư, nhưng Chính phủ cũng quy định mức giá và những đối tượng đủ tiêu chuẩn. Nếu chỉ cấp đất, các nhà đầu tư có thể bán sản phẩm cho nhiều đối tượng đủ tiêu chuẩn ở mức giá đã qua phê duyệt. Nhưng ở đây có vấn đề trong việc xác định nhóm

đối tượng hưởng lợi. Nhiều đối tượng hưởng lợi chưa thể được gọi là có thu nhập thấp và ngược lại, những hộ gia đình thật sự cần nhà ở lại không đủ khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, cũng có nhiều vấn đề liên quan chất lượng bên trong công trình.

Bảng 31 nêu các nguồn vốn chính cho nhà ở xã hội hay nhà ở thu nhập thấp vào năm 2009 và 2010 theo từng loại.

Bảng 31: Vốn ngân sách nhà nước cho nhà ở năm 2009 và 201012

chươNg trìNh Nhà ở/Năm 2009 2010

số lượng tỷ vNd số lượng tỷ vNd

Nhà cho người nghèo 126.876 2.165,5 999.445 1.554,931 Nhà cho người thu nhập thấp Chưa có 2.802 1.603 3.600 Nhà ở cho sinh viên Không

có dữ liệu* 94 khối nhà cho 3.875

70.000 học sinh-sinh viên

Nhà ở cho công nhân ở Không

các khu công nghiệp có dữ liệu* 200.000m2 cho 2.600**

27.000 công nhân

Nguồn: Bộ Xây dựng (2010a)

* Các quyết định liên quan (Quyết định số 65 và 66) được ban hành năm 2009, vì vậy không có dữ liệu nào cho năm 2009. ** Dữ liệu từ nguồn Vietbao.vn, ngày 14 tháng 12 năm 2010.

7.7 TÀi CHÍNH Vi MÔ CHO NHÀ Ở NHÀ Ở

Tài chính vi mô cho nhà ở là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và hiện có rất ít tổ chức cung cấp các sản phẩm tài chính vi mô thực sự cho nhà ở. Năm 2008 chỉ có một nhà cung cấp là CAP - Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm. Một tổ chức khác cũng có thể coi như đang cung cấp tài chính vi mô cho nhà ở, dù ở quy mô nhỏ hơn, là Ngân hàng Chính sách Xã hội (VBSP). Họ cung cấp các khoản vay cho các hộ gia đình tái định cư theo yêu cầu của Chính phủ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. VBSPB biết rằng, một số khoản vay vi mô của họ thực ra được sử dụng cho mục đích nhà ở. Các dự án tài chính vi mô đích thực hơn cho lĩnh vực nhà ở đang trong quá trình chuẩn bị. Ví dụ, Habitat for Humanity Việt Nam vẫn đang trong quá trình thiết kế những sản phẩm tài chính nhà ở vi mô phù hợp.

Hầu hết các tổ chức đang cung cấp hoặc đang cân nhắc việc cung cấp sản phẩm tài chính nhà ở vi mô là các tổ chức công hay nhà nước, có nhiều sản phẩm tài chính vi mô và hướng vào đối tượng người nghèo (đặc biệt là các gia đình ở khu vực nông thôn). Hạn mức vay từ 2,5 đến 15 triệu VND với kỳ hạn từ một đến ba năm, và mức lãi suất từ 0,6 đến 1% tháng. Không có sản phẩm nào hoàn toàn mang tính thương mại và có thể thấy rõ sự trợ cấp trong những chương trình cho vay này.

Theo phân tích của một nghiên cứu vào năm 200813, tài chính nhà ở vi mô có tiềm năng lớn ở Việt Nam. Hiện tại chỉ có một số rất ít người được sử dụng dịch vụ này và tất cả những người này đều là người nghèo và hầu hết ở vùng nông thôn. Cho đến nay, các hộ gia đình thu nhập thấp hoặc trung bình ở khu vực đô thị (một phân khúc dân số ngày càng phát triển nhanh chóng và có nhu cầu nhà ở đáng kể) chưa được sử dụng dịch vụ này. Như các phân tích trong Chương 7, các chương trình thế chấp tài chính truyền thống của ngân hàng nhà nước tại Việt Nam chỉ hướng đến tầng lớp trung lưu và những người giàu có. Về mặt cung, ngành tài chính vi mô đang phát triển và ngày càng mang tính thương mại nhiều hơn. Các tổ chức tài chính vi mô sẽ tiếp tục tìm hiểu sản phẩm mới, đồng thời mở rộng khu vực, phạm vi phục vụ. Cùng với những tổ chức này, hy vọng sẽ có một hệ thống tài chính vi mô cho nhà ở hiệu quả hơn và với quy mô lớn hơn. Dĩ nhiên, vẫn sẽ có những thách thức, như sự lo lắng về lạm phát, các rủi ro chưa được kiểm nghiệm với khách hàng mới, môi trường pháp lý và quy định đối với tài chính vi mô chưa hoàn thiện này. Nhưng với những thành công

của tài chính nhà ở vi mô tại nhiều nước tương tự Việt Nam, trong tương lai, tài chính vi mô cho nhà ở sẽ có nhiều hứa hẹn.

7.8 QUỸ PHÁT TRiỂN CỘNG ĐỒNG ĐỒNG

“Quy trình được thực hiện đơn giản và mở ra nhiều cơ hội cho các cộng đồng tham gia vào việc quản lý dự án. Thực tế cho thấy, khi cộng đồng được vay và quản lý số vốn vay đó, tình trạng tham nhũng làm thất thoát tiền của sẽ không xảy ra”14, Bà Vũ Thị Vinh, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Đô thị Việt Nam (ACVN).

Quỹ Phát triển Cộng đồng (Quỹ PTCĐ) cấp thành phố, một cơ chế đổi mới để đảm bảo tài chính, hình thành từ năm 2001 tại Việt Nam, bằng cách liên kết và mở rộng các hoạt động tiết kiệm cộng đồng trên toàn thành phố.

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)