- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM
Khung 15: Dự án nâng cấp do người dân tài trợ: phường Phú Bình, thành phố Huế
Một ví dụ điển hình của sự kết hợp bền vững giữa hỗ trợ tài chính và sự đóng góp của người dân đến từ phường Phú Bình, thành phố Huế, Việt Nam. Phú Bình là một khu vực nghèo thường bị lũ lụt vào mùa mưa. Sau một cuộc họp của những người dân sinh sống trong hẻm, lãnh đạo cộng đồng đề xuất chính quyền địa phương nâng cấp con hẻm và yêu cầu hỗ trợ về mặt tài chính. Chính quyền địa phương chấp thuận đề xuất này, nhưng chỉ có thể cung cấp 30% số tiền được yêu cầu.
Sau các cuộc thảo luận, cộng đồng thống nhất rằng, mỗi hộ trong tổng số 16 hộ sinh sống dọc con hẻm sẽ đóng góp 140.000 đồng (khoảng 8 USD), vay không tính lãi số tiền này từ quỹ tiết kiệm và tín dụng cộng đồng phụ trách con hẻm, với sự hỗ trợ của ENDA (Tổ chức Hành động vì Môi trường và Phát triển). Người đi vay sẽ trả các khoản vay bằng số tiền tiết kiệm hằng ngày. Những người không đủ khả năng vay vì thu nhập thấp hoặc không ổn định sẽ đóng góp thay thế bằng sức lao động.
Khi mặt bằng hẻm đã được lát, mọi người nhất trí rằng, đời sống chắc chắn sẽ cải thiện. Ngoài ra, dự án còn khuyến khích dân cư tham gia các hoạt động cải thiện hơn nữa, bắt đầu dọn dẹp rác thải vứt bừa bãi ở khu vực xung quanh. Dự án này cũng khuyến khích chính quyền địa phương áp dụng công thức “70 - 30%” cho 18 hẻm khác ở phường Phú Bình.
Trước Sau
Nguồn: UN-Habitat (2008b)
Lĩnh vực cấp thoát nước có hai quy hoạch ngành ở cấp quốc gia với các mục tiêu tham vọng như sau:
• Định hướng phát triển cấp, thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 20508 với mục tiêu cấp nước cho 90% dân số 24 giờ/ngày và 120 lít nước/người/ngày; đảm bảo mức thất thoát nước ít hơn 18% đối với các đô thị loại IV và lớn hơn, cung cấp cho 70% dân số ở các đô thị loại V với 100 lít nước/người/ngày và đảm bảo mức thất thoát nước thấp hơn 25% ở các trung tâm đô thị này.
• Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp9 vận dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm” và nhấn mạnh nhu cầu chuyển đổi từ lĩnh vực chính phủ trợ cấp thành khu vực lấy
thu bù chi. Định hướng cũng đặt ra mục tiêu xóa bỏ ngập lụt ở các trung tâm đô thị loại IV và các đô thị lớn hơn; đưa dịch vụ thoát nước tới hơn 80% dân số; đầu tư hệ thống đảm bảo thu gom và xử lý 60% nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị loại III, và các thành phố lớn hơn và 40% ở trung tâm đô thị loại IV và V, chống ô nhiễm hệ thống thoát nước.
Mặc dù dịch vụ hạ tầng dân sinh đô thị là trách nhiệm của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước có liên quan, nhưng phần lớn các khoản đầu tư đến từ vốn phân bổ từ trung ương, doanh thu được giữ lại hoặc chuyển nhượng. Chính phủ điều hành hệ thống ngân sách phức tạp dựa trên Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 (thay thế Luật Ngân sách năm 1996). Luật năm 2002 đưa ra nhiều cải cách, bao gồm phân cấp tài khóa ở một mức độ nào đó. Luật Ngân sách phân biệt ba loại hình doanh thu:
• Thuế trung ương hưởng 100%
• Thuế cấp tỉnh hưởng 100%
• Thuế được phân chia giữa cấp tỉnh và trung ương Những loại thuế địa phương được hưởng 100% bao gồm thuế nhà ở và thuế đất, thuế cấp phép, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phí sử dụng đất, tiền thuê đất, thu nhập từ cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu công, phí đăng ký cùng các loại phí và thuế khác. Tuy nhiên, các khoản thu được chia cộng với khoản thu của địa phương vẫn không đủ cho các chương trình đầu tư của địa phương. Do vậy, Việt Nam cần hình thành hệ thống giao vốn cho các tỉnh và thành phố. Nguồn quỹ mà địa phương có thể sử dụng cho đầu tư cơ sở hạ tầng nằm trong các khoản “cân đối” ngân sách và bên cạnh còn có các quỹ trợ cấp từ trung ương có thể sử dụng cho đầu tư cơ sở hạ tầng.
Có thu phí đối với người sử dụng dịch vụ điện và cấp thoát nước, nhưng chỉ có ngành điện thì thu mới gần đủ để bù chi. Ngoài ra, cũng không có cách thức trực tiếp để bù đắp cho các khoản đầu tư vào đường sá địa phương hoặc thoát nước bề mặt. Các khoản bù chi gián tiếp có thể tồn tại, ít nhất về mặt lý thuyết, qua các khoản thu từ thuế sử dụng đất và chuyển nhượng đất. Các khoản này được “thả nổi” với một mức độ nào đó bởi vì giá trị đất về mặt hành chính sử dụng để tính thuế được tăng định kỳ theo giá thị trường (xem Chương 6 về thuế và quản lý đất). Do vậy, ở một mức độ nào đó, khi giá trị đất tăng ở một khu vực cụ thể do đầu tư cơ sở hạ tầng thì các khoản thu của chính quyền địa phương cũng tăng lên. Tuy nhiên, những khoản thu này hầu hết được sử dụng để trang trải các chi phí định kỳ và mức sử dụng các khoản thu này để đầu tư cơ sở hạ tầng không được nhiều.
Do đòi hỏi nguồn lực tài chính của khu vực cơ sở hạ tầng đô thị lớn nên Chính phủ Việt Nam đã có chiến lược thu hút vốn tư nhân qua hình thức công tư hợp doanh, hoặc bằng các hợp đồng ưu đãi hoặc bằng cả hai hình thức này. Đồng thời, đã thực hiện nhiều cải tổ và đưa ra biện pháp thu hút sự tham gia của nước ngoài trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Những nỗ lực này đã được tập trung cho thực hiện các dự án BT, BTO, BOT. Tuy nhiên, đến nay, rất ít mô hình thực hiện hình thức công tư hợp doanh mà thành công. Chỉ có vài trường hợp hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực nước, năng lượng và đường sá. Các rào cản bao gồm thiếu khung pháp lý rõ ràng để chia sẻ rủi ro tài chính và cơ chế thu bù đắp chi phí của các loại dịch vụ ngày càng sinh ra nhiều loại
phí. Việc lựa chọn nhà thầu còn thiếu minh bạch, ưu tiên thường dành cho các công ty nhà nước và quy trình đấu thầu còn chưa đầy đủ. Một rào cản nữa là chưa có sự nỗ lực cần thiết cho quan hệ hợp tác công tư và thực hiện công tác đánh giá năng lực ở giai đoạn tiền khả thi.
8.5 CHi PHÍ VÀ KHẢ NĂNG CHi TRẢ CÁC DỊCH VỤ CƠ SỞ CHi TRẢ CÁC DỊCH VỤ CƠ SỞ HẠ TẦNG CƠ BẢN
NƯớC
Về mặt tài chính, hệ thống cấp nước có những hạn chế bởi đơn giá thấp. Luật cho phép các công ty cấp nước và chính quyền địa phương tăng giá, nhưng những cân nhắc ở khía cạnh chính trị của chính quyền địa phương thường cản trở việc áp dụng ngay các mức giá điều chỉnh10. Các cuộc khảo sát về khả năng chi trả và mức sẵn lòng thanh toán cho thấy, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ tốt hơn. Một nghiên cứu năm 2003 ước tính, các hộ gia đình nghèo phải dành nhiều phần thu nhập hơn để mua nước, cụ thể11:
• Nhóm hộ gia đình nghèo nhất: chiếm 2,8% thu nhập của hộ gia đình
• Nhóm hộ gia đình thứ hai: chiếm 2,7% thu nhập của hộ gia đình
• Nhóm hộ gia đình thứ ba: chiếm 2,2% thu nhập của hộ gia đình
• Nhóm hộ gia đình thứ tư: chiếm 1,8% thu nhập của hộ gia đình
• Nhóm hộ gia đình giàu nhất: chiếm 1,3 % thu nhập của hộ gia đình
Mặc dù các tỷ lệ phần trăm này rất nhỏ so với tổng thu nhập của hộ gia đình, nhưng không thể hiện được thực tế là các hộ gia đình nghèo không có nước máy phải mua nước từ những người hàng xóm có nước máy hay từ những người bán nước với mức giá cao gấp vài lần giá của các công ty cấp nước (xem Khung 16).
Tương tự giá điện, giá nước hộ gia đình thay đổi theo các mức tiêu thụ. Năm 2010, giá nước tăng đáng kể, nhưng Nhà nước vẫn giữ chính sách hỗ trợ cho người nghèo.
NƯớC THẢI
Phí nước thải là một phần phụ thu nhỏ tính trên lượng nước tiêu thụ ở những khu vực có hệ thống thoát nước. Nếu không, các hộ gia đình phải tự xây và duy trì các bể tự hoại và/hoặc để tự ngấm và có thể phải thường xuyên múc đổ nước thải. Chi phí vốn xây dựng bể khá tốn kém và việc thường xuyên phải hút bể phốt có thể trở nên rất đắt đỏ đối với hộ gia đình có mức thu nhập khiêm tốn.
ĐIỆN
Biểu giá điện ở Việt Nam hết sức phức tạp, thay đổi theo thời gian sử dụng trong ngày và mức tiêu thụ. Quy tắc chung là giá điện ở các vùng đô thị tăng lũy tiến. Kể từ tháng 3 năm 2010, giá điện tăng nhẹ theo thông tư của Bộ Công Thương. Theo khung giá mới, giá điện trung bình năm 2010 là 1.058 đồng/kWh. Để hỗ trợ các hộ gia đình nghèo, Chính phủ cho phép các nhà cung cấp vẫn giữ giá bán lẻ cũ cho 50 kWh đầu tiên ở mức 600 đồng/kWh. Điều này giữ cho chi phí tiêu thụ điện trên ngân sách của hộ gia đình nghèo ở mức hợp lý. Có 6 mức tiêu thụ và giá mỗi kWh tăng theo từng mức, với mức cao nhất có giá cao gần gấp đôi mức thấp nhất. Ví dụ, giá năm 2010 ở mức 1.890 đồng/kWh cho lượng điện tiêu dùng từ 401 kWh trở lên so với mức giá 1.004 đồng/kWh cho mức điện sử dụng dưới 100 kWh).
8.6 ĐÁNH GiÁ NHANH VỀ CÁC HỆ THỐNG NƯỚC SẠCH CÁC HỆ THỐNG NƯỚC SẠCH