Sau khi bị thực dân Pháp liên tiếp tấn công từ năm 1859 đến 1884, Việt Nam trở thành một phần thuộc địa Đông Dương của Pháp (gồm cả Campuchia và Lào). Chính quyền Pháp đã áp đặt những thay đổi đáng kể về chính trị và văn hóa - xã hội ở Việt Nam.
Vào năm 1941, dấy lên phong trào Việt Minh - phong trào của những người cộng sản và giải phóng dân tộc - dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh giành độc lập từ tay thực dân Pháp cũng như chống lại phát xít Nhật. Sự chiếm đóng của quân Nhật đã gây ra những khó khăn rất lớn cho người dân, trong đó phải kể đến nạn đói năm 1945 khiến 2 triệu người chết. Sau thất bại quân sự của Nhật Bản vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, Việt Minh đã tiến hành cuộc nổi dậy vào tháng 8 năm 1945 và giành lại Hà Nội; Chính phủ lâm thời tuyên bố độc lập vào ngày 2 tháng 9 cùng năm đó.
Tuy nhiên, người Pháp lại có ý định tái thiết lập thuộc địa tại Đông Dương và ngày 20 tháng 11 năm 1946, chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra giữa quân Việt Minh và các lực lượng viễn chinh Pháp. Cuộc chiến kéo dài hơn bảy năm. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 buộc quân Pháp phải đầu hàng và ngồi vào bàn đàm phán. Sau Hiệp định hòa bình Giơ-ne-vơ năm 1954, Việt Nam được chia đôi, một bên được gọi là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở phía Bắc và Việt Nam Cộng hòa do Mỹ hậu thuẫn ở miền Nam, phân cách bằng khu vực phi quân sự ở vĩ tuyến 17. Cuối những năm 1950 khởi phát phong trào nổi dậy của nhân dân miền Nam do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lãnh đạo, chống lại chính quyền miền Nam, mà theo họ là một “chế độ thuộc địa trá hình”. Để hỗ trợ chính quyền miền Nam Việt Nam chống lại cách mạng, Mỹ tăng cường hoạt động quân sự. Lực lượng giải phóng dân tộc và bộ đội chủ lực từ miền Bắc Việt Nam đã tấn công các mục tiêu lớn nhất ở miền Nam Việt Nam trong Tết Mậu Thân 1968 và mặc dù thất bại về mặt quân sự, chiến dịch vẫn gây chấn động đối với chính phủ Mỹ. Với số thương vong ngày càng gia tăng, cộng với việc phải đối mặt phong trào phản chiến ở trong nước và sự lên án của các nước khác, Mỹ buộc phải rút khỏi các cuộc chiến trên bộ, đó là quá trình “Việt Nam hóa” chiến tranh. Cố gắng này đã mang lại kết quả trái ngược. Hiệp định Hòa bình Paris tháng 1 năm 1973 chính thức công nhận chủ quyền của Việt Nam và quy định Mỹ rút quân trong vòng hai tháng. Không còn sự hỗ trợ của quân đội Mỹ, chính quyền Sài Gòn bị suy yếu hoàn toàn. Lực lượng giải phóng dân tộc và bộ đội chủ lực bắt đầu cuộc tấn công toàn diện, dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, miền Bắc và miền Nam thống nhất và
trở thành nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Các nhóm dân tộc thiểu số: Việt Nam có 54 dân tộc anh em, như dân tộc Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khmer, Mường, Nùng, Mông, Dao… và đông nhất là người Kinh, chiếm hơn 86% dân số. Dân tộc thiểu số và các nhóm bản địa chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, các cao nguyên ở miền Trung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có người Mông, Khmer, Mường, Tày, Thái... Hai mươi nhóm dân tộc bản địa chủ yếu tập trung ở các cao nguyên miền Trung4.
Ngôn ngữ: Theo báo cáo, có 110 loại ngôn ngữ ở Việt Nam5. Tuy nhiên, ngôn ngữ chính thức của Việt Nam là tiếng Việt - một thứ tiếng thuộc nhóm Môn - Khmer, đơn âm, có thanh điệu và được đại đa số người dân sử dụng. Chữ Quốc ngữ, bảng chữ cái tiếng Việt theo hệ Latinh hiện được sử dụng ở Việt Nam, được thiết lập từ thế kỷ 17.
Tôn giáo: Trong phần lớn lịch sử Việt Nam, Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo là các tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tôn giáo và văn hóa của người dân. Khoảng 85% người dân theo Phật giáo, mặc dù hầu hết mọi người không thường xuyên thực hành các nghi lễ6. Trên thực tế, theo điều tra năm 2009, chỉ có 17,7% dân số được xếp vào nhóm “có tôn giáo”. Thờ cúng tổ tiên là một nghi lễ rất phổ biến đối với những người theo Phật giáo. Khoảng 8% dân số theo Công giáo, trong đó khoảng 6 triệu người theo Công giáo Roma (Thiên Chúa giáo La Mã) và dưới một triệu người theo đạo Tin Lành7.
1.2 DÂN SỐ VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA : SỰ KiỆN VÀ ĐÔ THỊ HÓA : SỰ KiỆN VÀ SỐ LiỆU8
Năm 2012, tổng dân số của Việt Nam là 88,78 triệu người với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 1,04%. Sự gia tăng dân số Việt Nam trong năm năm qua ở mức vừa phải - trên dưới 1% mỗi năm. Năm 2000, dân số tăng 1,5% và tỷ lệ tăng trung bình hằng năm trong giai đoạn 1999 - 2009 là 1,3%. Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình hằng năm giai đoạn 1989 - 2009 là 1,5%9, điều này cho thấy tỷ suất sinh trên toàn quốc giảm đều và rất đáng kể. Cơ cấu tuổi dân số hiện nay là có lợi cho nền kinh tế của Việt Nam: 70,8% tổng dân số trong độ tuổi 15 - 6410.
Hiện tại, tỷ lệ giới tính của dân số Việt Nam là 98 nam trên 100 nữ, dù trong nhóm dân số trẻ, tỷ lệ nam giới hơi cao hơn so với nữ giới. Tuổi thọ trung bình khá cao, : 73 tuổi, trong đó tuổi thọ trung bình của nữ giới cao hơn
(75,8 tuổi so với 70,4 tuổi ở nam giới). Tỷ lệ dân số phân bổ theo độ tuổi như sau:
• 0 – 14 tuổi 23.2 %
• 15 – 64 tuổi 70.8 %
• 65 tuổi trở lên 6.0 %
Dự báo, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn tiếp tục ở mức thấp trong thời gian tới. Tổng cục Thống kê (GSO) Việt Nam dự báo dân số từ năm 2009 đến 2049 bằng cách sử dụng bốn biến số (dựa trên các giả định khác nhau về khả năng sinh sản, tử vong và tuổi thọ). Các kết quả được thể hiện trong Bảng 1.
Dự báo về thành phần dân số đô thị - nông thôn đến năm 2050 được thể hiện rõ trong Hình 1. Theo dự báo này (của Qũy Dân số Liên Hợp Quốc vào năm 2008), dân số đô thị sẽ không vượt quá dân số nông thôn cho đến năm 2040.
85,8 85,8 85,8 85,8 95,4 97,6 93,0 95,6 102,7 107,2 98,2 103,6 106,9 114,1 99,9 108,7 108,7 119,8 98,3 111,8 2009 2019 2029 2039 2049