Hình 4: Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam, 199 8-

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 32 - 36)

Tỷ lệ n ghè o (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009) 1998 2002 2004 2006 2008 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 Tông số Đô thị Nông thôn

Mặc dù tỷ lệ người nghèo trong cả nước tiếp tục giảm, nhưng số người nghèo ở khu vực nông thôn vẫn cao hơn rất nhiều so với khu vực đô thị. Điều này thể hiện rõ trong Hình 4 về sự chênh lệch thu nhập hộ gia đình theo Tổng điều tra mức sống hộ gia đình. Tuy nhiên, việc thống kê số người nghèo ở khu vực thành thị không tính đến những người nhập cư không đăng ký hộ khẩu. Theo một số nghiên cứu, số người này, nếu tính trung bình, đều nghèo hơn người dân đô thị nói chung. Bên cạnh đó, số lượng người nghèo đô thị sẽ tăng lên, ít nhất là trong trung hạn, bởi vì rất nhiều người nghèo ở nông thôn di cư tới các thành phố. Cần lưu ý rằng, nếu như quy mô kinh tế và sự tập trung là nền tảng cho tăng trưởng đô thị thì chi phí cho người nghèo thoát nghèo ở khu vực thành thị sẽ hiệu quả hơn so với khu vực nông thôn. Trên thực tế, các đô thị đang trở thành điểm thu hút ngày càng đông dân và bộ phận dân nghèo đang cần sự đầu tư lớn hơn vào cơ sở hạ tầng cũng như các chương trình vì người nghèo ở đô thị21.

Việt Nam đã đạt được nhiều thành công lớn trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Về mức nghèo, Việt Nam đã đạt chỉ tiêu đề ra trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, ngoài ra còn đạt các chỉ tiêu khác. Theo Liên Hợp Quốc (LHQ), Việt Nam thành công trong việc giảm tỷ lệ người nghèo từ 58% năm 1990 xuống 14,5% năm 2008. Tuy nhiên, Việt Nam không nên quá vui mừng với những con số này, bởi Việt Nam còn phải đối mặt thách thức giảm chênh lệch giàu-nghèo và vẫn còn tồn tại các khu vực nghèo ở nhiều vùng sâu vùng xa trên cả nước22. Năm 2008, điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam chỉ ra rằng, lạm phát ở trong nước và giá lương thực tăng cao đã dẫn đến một dạng thức mới của sự bất bình đẳng xã hội, đặc biệt là ở các khu vực đói nghèo ở đô thị và các vùng ven đô23.

1.5 CHÍNH PHỦ

Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước có một chính đảng duy nhất, hoạt động theo Hiến pháp được ban hành vào tháng 4 năm 1992, thay cho Hiến pháp năm 1975. Vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam về mặt chính trị và xã hội được khẳng định trong tất cả các cơ quan nhà nước. Chủ tịch nước là người đứng đầu quốc gia và là Tổng Tư lệnh chỉ huy quân đội. Thủ tướng Chính phủ hiện nay là người đứng đầu chính phủ, chủ trì nội các gồm ba phó thủ tướng và người đứng đầu của 26 bộ, ngành và ủy ban.

Quốc hội Việt Nam là cơ quan lập pháp đơn viện, bao gồm 498 đại biểu Quốc hội. Quốc hội có quyền lực cao nhất về lập pháp. Tất cả các thành viên Chính phủ phải là đại biểu Quốc hội. Toà án Nhân dân Tối cao là tòa án phúc thẩm cao nhất và chịu trách nhiệm trả lời trước Quốc hội. Cả nước được chia thành 63 tỉnh/thành, với số dân mỗi tỉnh/thành dao động trong khoảng từ 0,3 đến 6 triệu người. Trong 63 tỉnh/thành, có 5 thành phố lớn nhất được công nhận là thành phố trực thuộc trung ương. Đó là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương được chia thành 643 quận/huyện và được phân chia nhỏ thành 10.602 phường/xã. Các đô thị loại II, III và một số đô thị loại IV có chức năng như cấp huyện24. Ở cấp trung ương, quyền lực tập trung vào Quốc hội. Quốc hội phê duyệt ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh, quận/huyện, xã/ phường). Về công tác điều hành, Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Thủ tướng và các thành viên chính phủ do Quốc hội bổ nhiệm. Tổ chức Đảng Cộng sản hoạt động song song với cơ cấu chính quyền ở tất cả các cấp của chính phủ. Ở mỗi cấp chính quyền đều có một hội đồng dân cử, gọi là Hội đồng Nhân dân và cơ quan hành chính (Ủy ban Nhân dân) do Hội đồng Nhân dân bổ nhiệm25.

1.6 GiÁO DỤC VÀ Y TẾ

Việt Nam có mạng lưới rộng lớn các trường công, bao gồm các trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Ngoài ra, còn có các cơ sở giáo dục dân lập và bán công với số lượng nhỏ nhưng ngày càng gia tăng. Các cấp học bao gồm: mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường cao đẳng, dạy nghề, đại học.

Hệ thống giáo dục có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng không đào tạo miễn phí. Do đó, một số gia đình nghèo có thể gặp khó khăn đối với việc đóng học phí cho con cái nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước hay cá nhân. Mặc dù vậy, tỷ lệ nhập học cấp tiểu học là khoảng 98% và tổng tỷ lệ nhập học cấp trung học là 77% vào năm 2010. Năm 2010, tỷ lệ người biết chữ trên toàn quốc trên 90%26. Chất lượng sức khỏe người dân Việt Nam nhìn chung được đánh giá là tốt. Năm 2012, tuổi thọ trung bình của nữ là 76 và nam là 70. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm xuống còn 15,5/1.000 ca năm 2011, nhưng tình trạng suy dinh dưỡng

ở trẻ vẫn còn phổ biến tại một số địa phương. Hệ thống chăm sóc sức khỏe được Chính phủ hỗ trợ chi phí, nhưng người dân vẫn phải chi trả một tỷ lệ chi phí khá cao27. Hệ thống chăm sóc sức khỏe công bắt đầu từ năm 1954 tại miền Bắc và khi đó dịch vụ phủ rộng khắp nơi, thậm chí đến cả cấp thôn, bản. Tuy nhiên, bắt đầu vào cuối những năm 1980, chất lượng chăm sóc sức khỏe giảm dần do ngân sách hạn hẹp, sự chuyển giao trách nhiệm về y tế cho các tỉnh và sự ra đời của các loại phí. Hiện nay, các bệnh viện gặp nhiều khó khăn vì tình trạng thiếu y tá, nữ hộ sinh và giường bệnh. Việt Nam đã đạt kết quả tích cực trong cuộc chiến chống bệnh sốt rét với tỷ lệ tử vong giảm mạnh, chỉ còn khoảng 5% vào đầu những năm 1990.

1.7 PHÁT TRiỂN ĐÔ THỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HiỆN NAY CÁC VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HiỆN NAY

Sự thay đổi trong cấu trúc sản xuất và việc làm trong nền kinh tế Việt Nam được phản ánh rõ ở mức tăng trưởng nhanh chóng của đô thị. Dân số đô thị Việt Nam được dự đoán tăng thêm 38,5 triệu người trong vòng 40 năm tới, với mức tăng trung bình lên đến 962.000 người mỗi năm, đạt tỷ lệ dân số đô thị là 58,8% vào năm 2049. Tốc độ tăng trưởng dân số đô thị trung bình ước đạt 3% trong 15 năm tới28. Quá trình chuyển đổi đô thị này có nhiều khía cạnh liên quan các vấn đề về nhà ở và được đưa ra một cách chi tiết trong các chương tiếp theo của báo cáo này. Phần này cũng tóm tắt những động lực chính của xu hướng đô thị hóa hiện nay của Việt Nam và nêu bật những tác động của quá trình này.

Một là, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, các đô thị đang phải đối mặt quá trình tái cấu trúc không gian. Cải cách chính sách đất đai và nhà ở đã tạo điều kiện cho các loại hình sử dụng đất và công trình mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng trong các thị trường mới. Việc áp dụng các nguyên tắc thị trường đầu tư đã dẫn đến việc tái phát triển trung tâm thành phố, nơi đất phản ánh những tín hiệu về giá cả. Đồng thời gia tăng lớn trong hoạt động tự xây dựng phản ánh gia tăng nhu cầu nhà ở và thương mại quy mô nhỏ, đặc biệt là ở các vùng ven đô và sự mở rộng các làng trong vùng thành phố. Đất nông nghiệp đang được chuyển đổi nhanh chóng thành không gian đô thị mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và sự tăng trưởng nhanh dân số đô thị29. Theo Bộ

Lao động, Thương binh và Xã hội, từ năm 2001 đến năm 2005, Việt Nam mất 73.300 ha đất canh tác hằng năm do quá trình đô thị hóa, ảnh hưởng cuộc sống của 2,5 triệu nông dân30. Với những điểm yếu của quy hoạch đô thị và hệ thống quản lý, quá trình đô thị hóa không chính thức diễn ra thiếu tính hệ thống, không kiểm soát được, đặc biệt là ở vùng ngoại vi đô thị. Trong nhiều trường hợp, toàn bộ khu dân cư được xây dựng không theo quy hoạch và quy chuẩn xây dựng cũng như không có đủ cơ sở hạ tầng hỗ trợ. Quá trình tăng trưởng nhanh và không theo quy hoạch này trong nhiều trường hợp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về môi trường.

Thứ hai, mặc dù Việt Nam có nhiều thành phố nhưng chỉ có hai thành phố chiếm ưu thế nhất là Hà Nội, trung tâm về chính trị và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm về kinh tế, trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh được xem là nổi trội nhất. Đây là trung tâm kinh tế lớn của đất nước và đang sẵn sàng để trở thành một siêu đô thị tiếp theo của Châu Á khi dân số đạt gần 10 triệu31. Trên thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh năng động hơn, tăng trưởng nhanh hơn và có thể sẽ lớn hơn đáng kể so với Hà Nội, trung tâm đô thị lớn ở phía Bắc. Có nhiều chỉ số cho thấy những thách thức đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh (về chỗ ở, ô nhiễm, giao thông, tỷ lệ người nghèo) gay gắt hơn so với các thành phố khác ở Việt Nam. Cuối cùng, vùng Đông Nam bộ (Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng này) là một trong số các vùng có tỷ lệ nhập cư cao nhất trong cả nước, chủ yếu là từ khu vực nông thôn nghèo hoặc quá đông đúc.

Thứ ba, nhiều nhà quan sát cho rằng, các trung tâm đô thị đang phải đối mặt với các vấn đề về quản lý đất đai, nảy sinh từ sự cạnh tranh gay gắt về đất và cơ sở hạ tầng giữa các công ty lớn của nhà nước và nước ngoài, và từ sự phát triển các khu định cư phi chính thức. Trên thực tế, mặc dù công tác kiểm soát thị trường đất đai đô thị còn rất yếu kém, nhưng quản lý lại quan liêu, tạo cơ hội sử dụng đất sai mục đích và nạn đầu cơ đất. Quy hoạch hiện nay và khung đầu tư cho các thành phố vẫn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây. Cách làm này không phù hợp để định hướng và kiểm soát quá trình phát triển đô thị trong nền kinh tế thị trường. Đầu tư không phải từ vốn nhà nước thì không được tạo điều kiện thuận lợi và cũng không có những quy định thích hợp. Ngoài ra, tài chính để phát triển đô thị (hiện nay chủ yếu dựa vào việc cấp kinh phí hoặc hỗ trợ từ Chính phủ) rất cần có những cải cách và các địa phương cần được trao thêm quyền để tăng nguồn thu, quy hoạch không gian và quản lý đầu tư.

Thứ tư, nhà ở giá rẻ và bền vững đang trở thành một vấn đề đô thị cấp bách bởi nhập cư vào đô thị tăng nhanh. Giá đất quá cao có nghĩa là quyền sở hữu nhà, hoặc thậm chí thuê nhà với giá cả phải chăng, là rất khó khăn hoặc không thể thực hiện được đối với hầu hết người dân nhập cư. Một cuộc khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 cho thấy, 25,7% số hộ gia đình ở Hà Nội và 30,7% số hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có chưa đến 7m2 không gian sống bình quân đầu người và một nửa số hộ gia đình nhập cư chia sẻ các căn nhà thuê hoặc sống trong nhà tạm. Hầu hết người nhập cư phải đối mặt tình trạng cư trú không chắc chắn và gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ và tiện ích32.

Cuối cùng, một thách thức nữa đối với các đô thị của Việt Nam là ảnh hưởng ngày càng lớn của sự nóng lên toàn cầu, đặc biệt là hiện tượng mực nước biển dâng. Hầu như tất cả các thành phố lớn ở Việt Nam, trừ Hà Nội, đều nằm ở khu vực thấp ven biển hoặc trong lưu vực thủy triều và đồng bằng châu thổ. Ước tính, hầu hết diện tích của đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa chính của quốc gia) và một nửa Thành phố Hồ Chí Minh chỉ cao hơn mực nước biển trung bình không tới 1 m33. Vì vậy, gần như tất cả các trung tâm đô thị đều phải đối mặt lũ lụt thường xuyên và nghiêm trọng hơn34.

1.8 VẤN ĐỀ GiỚi, HiV / AiDS VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC Có ba vấn đề chính liên quan đến quá trình phát triển cần phải được đánh giá về tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng tới lĩnh vực nhà ở đô thị. Đó là những vấn đề về giới, đại dịch HIV/AIDS và nâng cao năng lực cho các cá nhân và tổ chức. Các vấn đề này sẽ được thảo luận ngắn gọn sau đây.

PHụ Nữ35

Khung thể chế và pháp lý về bình đẳng giới đã tồn tại ở Việt Nam từ năm 1945 và trước Đổi mới năm 1986, theo đó, vai trò của phụ nữ được đề cao. Nhưng những thay đổi sâu sắc về kinh tế và xã hội từ năm 1986 đã tạo ra nhiều thách thức đối với vấn đề giới. Một số nhà quan sát đã nhìn thấy nguy cơ phụ nữ có thể không còn có được vị trí như trước đây.

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Họ là những người có đóng góp đáng kể - chiếm 64% lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp năm 2008, 43% trong công nghiệp và 70% lao động phi chính thức. Tại các đô thị, nhiều phụ nữ đã chứng minh khả năng kinh doanh giỏi và trở thành người có thu nhập chính trong gia đình, thực hiện hàng ngàn mô hình kinh tế hộ gia đình theo nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không được như vậy. Họ là nạn nhân của những cải cách trong khu vực kinh tế nhà nước. Điều này đã đem lại sự bất bình đẳng, lao động nữ chỉ được làm những công việc được trả lương thấp hơn. Ở các vùng nông thôn, việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ mô hình hợp tác xã sang kinh tế hộ gia đình đã đề cao tầm quan trọng sức lao động của mỗi thành viên trong gia đình. Nam giới lên thành phố tìm việc khiến cho gánh nặng sản xuất nông nghiệp đổ lên vai người phụ nữ. Nhiều người trong số họ hằng ngày phải ra chợ gần nhà bán nông sản làm ra để đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Ngày càng có nhiều người ở Việt Nam nhận thức được rằng, nếu không đề cao vai trò của phụ nữ thì sẽ hạn chế những thành công về kinh tế. Kế hoạch hành động của Việt Nam sau Hội nghị Phụ nữ thế giới của LHQ tại Bắc Kinh cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng các chính sách, chương trình nhằm duy trì, nâng cao vị thế của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc giảm các dịch vụ xã hội trước đây do Nhà nước bao cấp càng làm tăng thêm khối lượng công việc cho phụ nữ.

Mặc dù pháp luật quy định phụ nữ có cơ hội để bình đẳng tham gia lĩnh vực chính trị, nhưng trên thực tế, số phụ nữ tham gia chính trường rất hạn chế. Trong Bộ Chính trị, chỉ có một đại diện nữ, nhưng trong Quốc hội, tỷ lệ nữ cao hơn, chiếm 1/4 trong số 450 đại biểu Quốc hội. Mặc dù theo quy định của pháp luật, không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ, nhưng trên thực tế, họ phải đối mặt những định kiến mang tính cố hữu của xã hội. Mặc

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)