Bảng 36: Tổng sản lượng một số vật liệu xây dựng 200 1-

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 149 - 150)

- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM

Bảng 36: Tổng sản lượng một số vật liệu xây dựng 200 1-

số thứ tự vật liệu đơN vị 2001 2003 2005 2007

1 Xi măng triệu tấn 16,10 24,12 30,80 36,80 2 Gạch men triệu m2 67,83 110,20 170,00 270,00 3 Kính xây dựng triệu m2 30,72 38,35 74,76 80,00 4 Gạch xây dựng triệu viên 10.300 14.101 18.128 22.000

Nguồn: Nguyễn (2011b)

Xem Bảng 37 để có cái nhìn khái quát về những vật liệu xây dựng được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam.

Dưới đây là phần đánh giá tóm tắt về các vật liệu xây dựng nhà ở chính tại Việt Nam, cụ thể là xi măng, gạch nung, bê tông cốt thép và kim loại.

xI MăNG

Như đề cập ở trên, Việt Nam đã bắt kịp được nhu cầu trong nước và bây giờ có thể sản xuất đủ xi măng. Trên thực tế, Việt Nam đã xuất khẩu được tổng cộng 3,4 triệu tấn xi măng và clinker từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2011, chủ yếu là xuất sang Campuchia, Lào, Bangladesh và Trung Đông. Tổng sản lượng quốc gia trong cùng kỳ là 39,4 triệu tấn, có nghĩa là Việt Nam đang xuất khẩu gần 10% sản lượng. Việt Nam nhanh chóng gia tăng công suất sản xuất xi măng từ năm 2001. Ví dụ, sản lượng tăng từ 16,7 triệu tấn năm 2001 lên 29 triệu tấn năm 2005, với mức tăng hằng năm

trên 10%. (Năm 2006, tiêu thụ nội địa là 32,6 triệu tấn, cho thấy rằng, vào thời điểm đó, sản lượng trong nước vẫn thiếu một ít)11. Năm 2011, sản lượng hằng năm ước tính là 47,3 triệu tấn, cho thấy sản lượng tiếp tục gia tăng. (Tổng sản lượng năm 2010 trên thực tế còn cao hơn, hơn 50 triệu tấn.). Thực tế, trong hai năm vừa qua, thị trường xi măng trong nước đã chững lại, do công suất mới đã vượt cầu. Một số công ty xi măng đang được bán với giá thấp và trong ngành, cụm từ “phá sản” đã bắt đầu được sử dụng. Chỉ một năm trước đó, các doanh nghiệp còn đua nhau đầu tư vào sản xuất xi măng12.

Trong thập kỷ qua, giá xi măng ở Việt Nam ổn định nếu tính theo đồng Việt Nam, nhưng tính theo đô la Mỹ thì có xu hướng giảm. Do thị trường đang chững lại, nên các nhà sản xuất xi măng muốn giảm giá, nhưng chi phí đầu vào lại tăng. Xi măng Portland đang được chào bán ở mức 50 - 60 USD/tấn giá FOB trên thị trường quốc tế.

Các nhà máy sản xuất xi măng chủ yếu sử dụng công nghệ lò quay và đang loại bỏ dần các công nghệ cũ hơn. Trừ một số công ty liên doanh với nước ngoài, các nhà máy xi măng

nhà nước đang thống trị lĩnh vực này. Các nhà máy này đang chuyển dần thành các công ty cổ phần13.

GẠCH NUNG

Như mô tả ở trên, gạch nung được sử dụng rộng rãi ở tất cả các loại hình nhà ở. Sản xuất gạch ở Việt Nam đã phát triển nhanh theo sự phát triển của nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Tổ chức Phát triển Thụy Sỹ, hiện nay, Việt Nam tiêu thụ hơn 20 triệu viên gạch một năm, tức khoảng 250 viên gạch mỗi người14. Việt Nam sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu và xuất khẩu một lượng nhỏ sang các nước láng giềng, đặc biệt là Campuchia.

Khoảng 80% vật liệu nung (gạch và ngói) ở Việt Nam do các doanh nghiệp quy mô nhỏ sản xuất. Các doanh nghiệp này thường hoạt động không hiệu quả và gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe cũng như môi trường15. Để giảm tác động có hại của các lò gạch truyền thống, việc khai thác sét tràn lan và mâu thuẫn giữa nông dân và nhà sản xuất gạch, Chính phủ đã có chủ trương xóa bỏ các lò gạch truyền thống, thay thế bằng các nhà máy sử dụng thiết bị cơ khí với công xuất lớn. Hầu hết các nhà máy này sản xuất loại gạch lỗ hiện đại (thay cho loại gạch đặc truyền thống) tiết kiệm được năng lượng và chi phí.

Ngoài ra, còn có chiến dịch thay thế dần gạch nung bằng gạch không nung trong các công trình xây dựng. Để thúc đẩy vật liệu xây dựng không nung, Thủ tướng Chính phủ

ban hành Quyết định số 567/QD-TTg ngày 28/04/2010 về Chương trình quốc gia phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2015, gạch không nung đạt 20 - 25% tổng sản lượng16. Gạch không nung thường là gạch ép từ đá vôi và đất.

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 149 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)