- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM
THỊ TRƯờNG NHÀ Ở ĐANG PHáT TRIểN THEO HƯớNG CHUYÊN NGHIỆP NHƯNG
THEO HƯớNG CHUYÊN NGHIỆP NHƯNG VẫN CòN KHIếM KHUYếT
Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực về các quy định liên quan thị trường nhà ở cũng như trong quá trình mở rộng, chuyên môn hóa dịch vụ, nhưng thị trường nhà ở chính thức tại Việt Nam vẫn còn một số vấn đề khiến cho nhiều thành phần tham gia buộc phải hoạt động bên ngoài hệ thống, tức là theo cách không chính thức. Để giải quyết những sai sót và tiếp tục phát triển thị trường, cần phải thực hiện một số bước như sau:
• Đơn giản hóa thủ tục đăng ký sở hữu và nâng cao tính minh bạch trong xử lý giao dịch nhà ở
• Giảm mức thuế và phí đăng ký đất và nhà ở
• Tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu của người nghèo, hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp đối với các hoạt động của thị trường nhà ở
• Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, nhân viên thị trường nhà đất và các thành phần trung gian làm công tác thẩm định giá, môi giới bất động sản
• Sửa đổi và cải tiến chính sách thuế để ngăn chặn có hiệu quả nạn đầu cơ trong thị trường nhà ở và đất đai.
11.2 KHUYẾN NGHỊ VỀ MẶT CHÍNH SÁCH: CHiẾN MẶT CHÍNH SÁCH: CHiẾN LƯỢC NHÀ Ở ĐÔ THỊ THeO HƯỚNG TẠO ĐiỀU KiỆN CHO MỌi THÀNH PHẦN LÀ CHiẾN LƯỢC PHÙ HỢP NHẤT ĐỐi VỚi QUÁ THÌNH PHÁT TRiỂN TẠi ViỆT NAM
Trên đây đã xác định được các nội dung chính mà hệ thống nhà ở đô thị của Việt Nam cần phải tập trung cải thiện hoặc thay đổi. Sau đây, chúng tôi sẽ tập trung thảo luận ý nghĩa của những thay đổi này trong chính sách nhà ở đô thị tổng thể.
Mặc dù quá trình đô thị hóa nhanh chóng tại Việt Nam đã mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, nhưng nó cũng gây ra những thách thức to lớn cho lĩnh vực nhà ở. Do đó, mục tiêu của chính sách nhà ở đô thị là giải quyết những thách thức này một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu nhà ở của tất cả các thành phần kinh tế và xã hội, cả những người đang sinh sống ở đô thị và những cư dân đô thị tiềm năng. Theo kinh nghiệm từ các quốc gia đang phát triển khác, đây không phải là một thách thức có thể dễ dàng giải quyết.