- CÁC QUY ĐỊNH VÀ CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHiỆM
AFD Hỗ TRợ QUỹ ĐầU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỒ CHÍ MINH
Năm 2006, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) dành 30 triệu euro tín dụng ưu đãi 15 năm cho Bộ Tài chính và sau đó cho Quỹ Đầu tư phát triển đô thị Thành phố Hồ
Chí Minh (HIFU) vay lại . Dòng tín dụng được sử dụng để tăng cường cam kết của HIFU21 đối với nhà ở xã hội. Nó cũng nhằm mục tiêu nâng cấp dịch vụ môi trường để giảm ô nhiễm nước và chất thải rắn tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, một hợp phần của Dự án Nâng cấp đô thị của Ngân hàng Thế giới (bắt đầu vào năm 2004, xem Chương 4) hỗ trợ Quỹ Đầu tư phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những quỹ trực thuộc thành phố ở Việt Nam, nhằm cung cấp tài chính cho hạ tầng đô thị.
7.10 THÁCH THỨC TRONG TƯƠNG LAi VỀ TiẾP CẬN TÀi TƯƠNG LAi VỀ TiẾP CẬN TÀi CHÍNH NHÀ Ở
Mặc dù có nhiều loại hình tài chính nhà ở, nhưng những nguồn chủ yếu tài trợ các hộ gia đình chi trả cho nhà ở vẫn là khoản tiền tiết kiệm của chính họ (44%) và các nguồn không chính thức từ bạn bè và họ hàng (35%)22. Thủ tục để vay vốn từ các ngân hàng thương mại phức tạp và lãi suất rất cao. Khung pháp lý đối với các khoản vay thế chấp còn thiếu nhất quán và chưa rõ ràng. Cuối cùng, về mặt văn hóa, người Việt Nam không thích tâm lý mắc nợ dài hạn. Trên thực tế, nguồn tiền cho vay khoảng trên 80% nhà ở đô thị Việt Nam được tài trợ vốn hoàn toàn là nằm ngoài hệ thống tài chính chính thức của quốc gia.
Đối với nhà đầu tư phát triển nhà ở, khung pháp lý và quy định đã được cải thiện, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho nhà đầu tư nhà ở trong việc chọn cách thức huy động vốn để phát triển nhà ở. Luật đã cho phép huy động vốn từ chủ sở hữu nhà tương lai qua các khoản thanh toán trước định kỳ. Hiện nay, hình thức trả vốn trước này là nguồn tài chính rất quan trọng trong phát triển nhà ở.
Khung pháp lý về phát triển nhà ở vẫn có thể tiếp tục được cải thiện. Luật Nhà ở và các văn bản dưới luật có thể được cải thiện hơn nữa để giải quyết sự không rõ ràng trong Luật Nhà ở về quyền hạn thẩm định nhà sử dụng cho thế chấp. Hiện nay, luật không quy định rõ người có quyền hạn phê duyệt tình trạng pháp lý của nhà ở thế chấp. Bên cạnh đó, còn có sự không nhất quán giữa Luật Nhà ở và Luật Dân sự 2005 về sử dụng nhà để vay thế chấp và hiệu lực chuyển đổi quyền sở hữu bất động sản cũng cần được giải quyết.
Có nhiều cơ chế tài chính nhà ở còn chưa được áp dụng ở Việt Nam, như các quỹ tín thác đầu tư bất động sản và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp, còn được gọi là thị trường thế chấp thứ cấp. Việc áp dụng chúng ở Việt Nam có thể nâng cao năng lực khu vực tài chính nhà ở, đặc biệt qua việc giảm/phân tán rủi ro.
Đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp tại Việt Nam, khả năng tiếp cận tài chính vẫn là một vấn đề lớn, chưa giải quyết ngay được. Ngay cả các chương trình nhà ở xã hội cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận người nghèo, và người nhập cư tại các đô thị thực tế không có hy vọng tiếp cận những hệ thống đó. Tuy nhiên, các mô hình tài chính nhà ở mới như Quỹ Phát triển Cộng đồng (CDF) và tài chính vi mô cho lĩnh vực nhà ở đã cho thấy khả năng giải quyết những thiếu hụt trong hệ thống tài chính nhà ở truyền thống tại Việt Nam. Do tài chính vi mô có kỳ hạn ngắn (một đến hai năm) và không cần tài sản thế chấp, mô hình này sẽ phù hợp hơn với hành vi tài chính của các hộ gia đình Việt Nam và phù hợp với người nhập cư đô thị. Lĩnh vực tài chính vi mô đã được thiết lập tại Việt Nam và mạng lưới CDF đang được mở rộng, vậy nên tạo điều kiện dễ dàng hơn để tăng cường và nhân rộng các mô hình này. Để cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở cho nhóm người có thu nhập thấp, ngoài việc hỗ trợ thị trường bất động sản trong thời kỳ suy thoái kinh tế, Nghị quyết 02 của Chính phủ ban hành ngày 7 tháng 1 năm 2013 đã hướng tới các nhóm hưởng lợi với gói cho vay 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước. Các hộ gia đình và cá nhân cần được cung cấp các khoản vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại với tổng diện tích nhỏ hơn 70 m2 và mức giá dưới 15 triệu đồng/m2. Nghị quyết này cũng đề cập các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, hoặc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại thành dự án nhà ở xã hội. Trước khi Nghị quyết này được ban hành, rất ít nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ do lợi nhuận thu được không cao và thiếu các ưu đãi tài chính từ phía Nhà nước. Do đó, việc cung cấp nhà ở xã hội còn rất hạn chế. Để thúc đẩy việc giải ngân gói cho vay 30.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp cần tập trung tăng cường cung cấp nhà ở xã hội, điều này đảm bảo cho cả doanh nghiệp và khách hàng có thu nhập thấp của họ quyền được vay theo gói ngân sách này.
1. Trần (2011: Bảng 2)
2. Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam, VNR (2009)
3. Nghị định 85/2002/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung Nghị định 179/1999/NĐ-CP, quy định về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng, ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 10 năm 2002
4. Điều 727 đến Điều 737, Bộ Luật Dân sự 2005 5. Báo Đầu tư (2010)
6. Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam, VNR (2009)
7. Xem thêm Nghị định 71/2001/NĐ-CP về Ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê, cho Chính phủ ban hành ngày 5 tháng 10 năm 2001
8. Hải Châu (2008)
9. Thông tin từ Giới thiệu Chương trình Tín dụng nhà ở (2013) 10. Báo vietnamnet.vn, ngày 23 tháng 9 năm 2009
11. Quyết định số 131/2001/QĐ-UB, UBND thành phố Hà Nội ban hành năm 2001 12. Bộ Xây dựng (2010a)
13. Cornelis & Ruben (2008)
14. Bài phỏng vấn trích từ Uncommon Media UK (2012) 15. Hiệp hội Các đô thị Việt Nam (2012)
16. Ibid 17. Ibid
18. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2002)
19. Cán bộ Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) 20. Giám đốc quản lý Ngân hàng Thương mại Châu Á (2010)
21. Đặng (2006) 22. Trần (2011) GHi CHÚ