Hình 18: Nhà ở đi thuê của người dân nhập cư tại Hà Nộ

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 79 - 83)

nhập cư tại Hà Nội

Nguồn: 2011 © UN-Habitat / Ngụy Hà

nhà ở xã hội và tái định cư. Hiện nay, hầu hết các dự án là các tòa nhà có độ cao trung bình hoặc nhà cao tầng. Đây là các giải pháp “đẹp mắt” nhưng lại bỏ qua nhu cầu và khả năng chi trả của những người dân sẽ sống ở đó. Có rất nhiều kinh nghiệm quốc tế về thiết kế phù hợp đối với nhà ở xã hội dành cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Thêm vào đó, đã có dự án được thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh (xem mục Nhà ở tái định cư ở trên) cho thấy, các kiểu thiết kế nhà ở thấp tầng và nhà “mặt đất” phù hợp nhu cầu mưu sinh của các hộ nghèo đô thị mà vẫn có thể đạt được mật độ ở tương tự các tòa nhà cao tầng.

Như vậy, các cơ sở đào tạo về kiến trúc và quy hoạch đô thị nên bắt đầu giảng dạy cho sinh viên các phương pháp tiếp cận thực tế với nhà ở xã hội mà khởi đầu là thiết kế mặt bằng có chức năng, giá thành phù hợp với người dân tiềm năng của dự án trong tương lai. Ở đây, rất cần thành lập các nhóm làm việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (chuyên gia kinh tế - xã hội, những người làm công tác xã hội, kỹ sư, nhân viên ngân hàng, nhà quy hoạch và kiến trúc sư). Giáo trình của các trường đại học về quy hoạch và thiết kế cần được thiết kế thực tế hơn. Cán bộ chịu trách nhiệm về nhà ở xã hội và tái định cư cần được tiếp cận nhiều giải pháp khác nhau và các cách tiếp cận đổi mới đối với nhà ở xã hội, và họ nên tham khảo, áp dụng nhiều kinh nghiệm sẵn có của các dự án thí điểm trong lĩnh vực này.

4.8 KẾT LUẬN

Các dữ liệu cho thấy quỹ nhà ở đô thị ngày càng phát triển và cải thiện, với không gian rộng hơn, tiện nghi hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại song song 2 loại hình trong quỹ nhà ở, hơn một nửa các đơn vị nhà ở là không chính thức và ít nhất 75% là nhà ở do người dân tự xây dựng. Chỉ khoảng 20% là nhà ở hiện đại, chính thức với chủ đầu tư là một doanh nghiệp xây dựng nhà ở hay công ty nhà nước. Trong các phương thức xây dựng nhà ở hiện nay, cũng tồn tại 2 loại hình này với khoảng 65% các đơn vị nhà ở được xây dựng không chính thức. Nhà ở kết hợp làm cửa hàng cũng chủ yếu do dân tự xây và chỉ một phần nhỏ được giao dịch thông qua thị trường nhà ở chính thức. Dù hầu như tất cả các chính sách của Nhà nước (các ưu đãi, trợ cấp…), tin tức trên phương tiện truyền thông, tín dụng tài chính và mọi doanh nghiệp bất động sản đều tập trung vào khu vực nhà ở hiện đại và chính thức, nhưng khu vực này chỉ chiếm 15 - 20% tổng số nhà ở hiện nay.

Cần nhấn mạnh rằng, phần lớn các đơn vị nhà ở mới tại đô thị Việt Nam là do dân tự xây dựng, nói cách khác là theo cách tự định hướng và tự quản lý. Thực tế này đã và tiếp tục hình thành một số lượng lớn nhà ở đô thị tại Việt Nam, nhà ở phù hợp nhu cầu và lối sống của người dân. Nhiều nhà ở thuộc loại này có thể không đạt tiêu chuẩn về mặt không gian và tiện nghi, nhưng việc nâng cấp, bổ sung lại rất phổ biến.

Các chính sách ủng hộ mạnh mẽ những giải pháp nhà ở chính thức mà hiện tại không phù hợp khả năng chi trả của hầu hết người dân đô thị Việt Nam. Các nỗ lực kể trên nhằm giúp các thành phố Việt Nam giải quyết vấn đề nhà ở, giải quyết các khu nhà ổ chuột, khu định cư không chính thức, để họ theo kịp quỹ đạo phát triển nhanh chóng hướng tới sự hiện đại, theo các thuộc tính của thị trường bất động sản toàn cầu.

1. Bộ Xây dựng (2011)

2. CapitaLand và các dự án phát triển khu dân cư ở Việt Nam trong thời gian gần đây, Khu Beau Rivage bao gồm 962 căn hộ, 4 tòa tháp nhìn ra sông Sài Gòn (CapitaLand 2011)

3. Viet Nam News (2009) 4. Luong (2010)

5. Tiếng nói Việt Nam (2010) 6. Mercury (2010)

7. Hoang (2010) 8. Như Quỳnh (2010)

9. Hiệp hội Các đô thị Việt Nam và Konrad-Adenauer-Stiftung (2009) 10. Ibid.và Thu & Perara (2011)

11. IIED & Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (n.d)

12. Trích từ Nhóm đánh giá dự án thí điểm Tân Hóa - Lò Gốm trong cuộc họp với Sở Tài chính, Ủy ban Đền bù - Phòng Quản lý đô thị quận 6 và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Trích từ Verschure và cộng sự (2006)

13. 160 triệu USD được tài trợ thêm do lạm phát và tăng giá nguyên vật liệu từ vốn ODA (Ngân hàng Thế giới 2011b)

14. Ngân hàng Thế giới (2004a)

15. Quyết định số 758/2009QD-TTg về việc phê duyệt Chương trình Nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn 2009 - 2010

16. Trả lời phỏng vấn của UN-Habitat (2012) 17. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (1999) 18. Tran và cộng sự (2005), Ahmed và cộng sự(2010) 19. Viet Nam News (2007)

20. Geertman (2007) 21. Koh (2006) 22. Labbé (2010)

23. Geertman (2007), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (1999) 24. Nguyễn Quang (2006)

25. Hiệp hội Các đô thị Việt Nam (2012)

26. Tổng cục Thống kê (2000). Không có sẵn dữ liệu từ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 CHÚ THÍCH

27. Haugton và cộng sự (2010) 28. UN-Habitat (2013) 29. UN-Habitat (2008a: 101) 30. Haugton và cộng sự (2010)

31. Điểm đặc biệt cho các hộ gia đình thu nhập thấp ở thành thị và nông thôn

32. Di cư và quá trình đô thị hóa ở Việt Nam: Mô hình, xu hướng và sự khác biệt. Tổng cục Thống kê (2010a) 33. Vu (2011)

34. Haugton và cộng sự (2010) 35. UNFPA (2007: 16)

Một phần của tài liệu tài liệu hồ sơ nhà ở việt nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)