KHUYẾN KHÍCH

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 98)

Khuyến khích tức là một loại phương thức diễn đạt ngôn ngữ khi NTV phát giác đối tượng thiếu lòng tin vào sự hoàn thành một nhiệm vụ đã định nào đó, và cho họ biết họ có đầy đủ năng lực (hiện thực hoặc tiềm tàng) và điều kiện, khiến họ có khả năng đạt được mục tiêu tư vấn nào đó.

Khuyến khích mang tính phương pháp tư vấn coi là trụ cột của nội dung, quán xuyến toàn bộ quá trình tư vấn gọi là khuyến khích theo nghĩa rộng.

Khuyến khích của giai đoạn bàn định mục tiêu, chỉ vẻn vẹn là một loại phương pháp của hành vi xây dựng mục tiêu tư vấn, gọi là khuyến khích nghĩa hẹp.

1. Điều kiện tiền đề của sử dụng khuyến khích

Vì đã trải qua lo nghĩ, nên ĐTĐTV sa sút tinh thần, tự ti mặc cảm mà không có biện pháp xây dựng mục tiêu tư vấn thích hợp, NTV cần suy nghĩ sử dụng nghệ thuật khuyến khích họ.

Ví dụ: Một học sinh học tập khó khăn, cùng với NTV đối thoại một đoạn dưới đây - NTV: “Muốn nâng cao kết quả học tập, đầu tiên phải tập trung nghe GV giảng bài trên lớp, nắm vững những kiến thức cơ bản của bài giảng, em thấy thế nào?”.

- Học sinh, “Đúng ạ! Trên lớp không nghe giảng, tự mình học bài thì chỉ phí thời gian, nhưng hiện tại, ngồi trong lớp, em thấy khó có thể tập trung nghe giảng. Trong đầu em toàn nghĩ đến việc đâu đâu. Em đã thử qua nhiều lần đều thấy vô ích”.

- NTV: “Vậy trước hết hãy tranh thủ sự giúp đỡ của GV và bạn bè, để lúc em tự học thấy khó khăn gì họ sẽ tận tình giúp đỡ em, để em bù đắp những kiến thức chưa đầy đủ, được không?”

- Học sinh: “Kỳ thực em rất muốn làm như vậy, nhưng em không biết thầy giáo và bạn bè có bằng lòng giúp đỡ em không. Cho dù họ có giúp, thì kết quả học tập của em kém như thế, cũng sẽ không có hiệu quả lắm.”

- NTV: “Thế này vậy nhé, trong các môn học em thích nhất là môn tiếng Anh, vậy chúng ta sẽ nâng cao kết quả học tập bắt đầu từ môn tiếng Anh. Đầu tiên chúng ta nên ghi nhớ các từ đơn, em thấy thế nào?”.

- Học sinh: Xui xẻo, những từ đơn tiếng Anh phải học từ cơ bản, nhưng đến cả việc cơ bản nhất này em cũng làm không tốt, vậy là hỏng bét rồi. Trong thời gian này tình trạng của em vẫn chẳng tốt, có những lúc việc giản đơn nhất cũng chẳng làm được, con người em không ổn rồi.

Xem ra đối tượng trong ví dụ này có tâm lý và hành vi phản ứng mang tính phòng ngự và thoái lui điển hình. Đầu tiên đồng ý với đề nghị của NTV, ngay lập tức lại biểu thị không có năng lực đạt tới mục tiêu này, rồi dùng “cây đinh cao su” - ngôn ngữ ngọt ngào để cự tuyệt đối với kiến nghị về mục tiêu tư vấn, quanh co một hồi thì mục tiêu nào học sinh này cũng thấy không xác định được.

Đối với trường hợp này, NTV có thể ứng dụng nghệ thuật khuyến khích như sau: “Em có đầy đủ khả năng vừa nghe, vừa viết và có sức tập trung, cứ thử lại xem, đồng thời cải tiến phương pháp một chút, như chịu khó ghi bài trên lớp. Em nên kiên trì, hình thành thói quen chăm chỉ nghe bài, nắm vững kiến thức cơ bản, lại tiến thêm một bước nâng cao không khó khăn lắm mà”.

“Em có khả năng tranh thủ sự giúp đỡ của GV và bạn bè, em yêu cầu một cách chân thành và em chăm chỉ, GV sẽ dùng phương pháp thích hợp để dạy em, các bạn cũng sẽ rất nhiệt tình giúp đỡ em. Như vậy, thêm phần nỗ lực của bản thân, thành tích nhất định sẽ dần dần được nâng cao”.

“Nếu như kiên trì, em có thể nhớ hết các từ đơn Anh ngữ. Như vậy vốn từ vựng của em sẽ lớn dần lên; từ đó lý giải câu, bài văn sẽ rất dễ, kết quả học tập sẽ được nâng cao”.

Khuyến khích như vậy, vừa khai thác được lực lượng khuyến khích bên trong bản thân đối tượng, vừa hỗ trợ lực lượng khuyến khích bên ngoài, vừa cổ vũ, vừa chỉ đạo, cảm thấy tính hiện thực, tính cụ thể được nâng cao hơn; đồng thời tăng cường tính hữu hiệu của việc khuyến khích.

2. Những điều chú Ý khi sử dụng khuyến khích

a. Cổ vũ kết hợp với chỉ đạo: Ở góc độ thao tác, khi sử dụng nghệ thuật khuyến

khích, động viên phải thật sự đúng với khả năng đạt phần nào, khuyến khích phần đó, cần vận dụng thận trọng các phó từ chỉ mức độ và hình dung từ như “nhất định”, “rất”, “tuyệt”, đồng thời cũng tuyệt đối không “hứa” hoặc “đảm bảo” bất cứ điều gì với ĐTĐTV. Ngoài ra cổ vũ kết hợp tốt với sự chỉ đạo, nếu không thì cổ vũ cũng trôi vào phù phiếm, nhất là chỉ đạo phải cụ thể, khả thi, chỉ đạo như trụ cột của cổ vũ, ảnh hưởng trực tiếp tới tính hữu hiệu của khuyến khích,...

b. Khuyến khích cũng đợi thời cơ nhất định đầu tiên, khuyến khích phải lấy quan hệ

tư vấn thật tốt để làm cơ sở. Nếu ĐTĐTV không tín nhiệm NTV, có thể họ sẽ cho rằng NTV đang “bẻm mép ba hoa” vì thế mà “vô hiệu hóa khuyến khích”.

Cũng giống như đối chất, khuyến khích không thể tùy tiện sử dụng, mà khi nào đốì tượng “nhụt chí” thì NTV mới dùng đến khuyến khích, nếu không thì khuyến khích sẽ trở nên vô hiệu, đồng thời làm tăng thêm sự thối lui.

Mặt khác, sử dụng khuyến khích khi xác định mục tiêu cụ thể và bước hành động tương xứng, nếu không cổ vũ sẽ biến thành “lời hứa suông”.

Chương 6. NGHỆ THUẬT CAN THIỆP HÀNH VI

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

Bồi dưỡng hành vi nào đó; Nâng cao xác suất phát sinh hành vi nào đó; Hạ thấp xác suất phát sinh hành vi nào đó - là ba loại tình huống, thường được vận dụng ở nghệ thuật can thiệp hành vi trong quá trình can thiệp tâm lý. Tương ứng với 3 loại tình huống đó là: Nghệ thuật bồi dưỡng hành vi, nghệ thuật nâng cao xác suất phát sinh hành vi, nghệ thuật hạ thấp xác suất phát sinh hành vi.

Bài 1. NGHỆ THUẬT BỒI DƯỠNG HÀNH VI

Bài 2. NGHỆ THUẬT NÂNG CAO XÁC SUẤT PHÁT SINH HÀNH VI Bài 3. NGHỆ THUẬT HẠ THẤP XÁC SUẤT PHÁT SINH HÀNH VI

Bài 4. PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC SỢ HÃI

Bài 1. NGHỆ THUẬT BỒI DƯỠNG HÀNH VI

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 6. NGHỆ THUẬT CAN THIỆP HÀNH VI

Con người đang chưa biết hành vi nào đó, tức là trong “tổng kho hành vi” chưa có hành vi này, nhưng cuộc sống lại yêu cầu họ phải có hành vi như vậy hoặc biểu hiện hành vi như vậy, thì nhất thiết phải tiến hành can thiệp vận dụng nghệ thuật bồi dưỡng hành vi. Về mặt này, phương pháp cụ thể thường dùng là:

Vun đắp - Móc xích - Thấm ngầm

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 98)