Giới thiệu phương pháp

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 105)

I. VUN ĐẮP (BỒI ĐẮP) 1 Giới thiệu phương pháp

1. Giới thiệu phương pháp

Móc xích (chaining) là một loại phương pháp, đem những hành vi phức tạp mà đối tượng đã học được, yêu cầu phân giải thành một loạt những mắc xích “kích thích -> phản ứng” sau đó ấn định huấn luyện tiến hành theo trình tự từng khâu mắt xích. Cuối cùng khiến đối tượng nắm được toàn bộ hệ thống hành vi phản ứng. Căn cứ vào sự khác nhau của vị trí bắt đầu huấn luyện, móc xích có thể phân thành hướng ngược móc xích và hướng thuận móc xích.

Hướng ngược móc xích là dạy hành vi từ mắt xích cuối cùng trong chuỗi móc xích hành vi, nhưng mắt xích cuối cùng để dạy sau, mà dạy từ mắt xích trước nó ngược lên đến mắt xích đầu tiên, rồi mới dạy lại mắt xích cuối cùng.

Thuận hướng mắt xích là cứ tuần tự từ khâu đầu, sau khi nắm vững thì dạy tiếp khâu thứ hai,..., cứ thế đến khâu cuối cùng. Nếu so sánh thì ngược chiều móc xích là phương pháp huấn luyện tốt hơn. Nó đặc biệt thích hợp với một số cá thể bị hạn chế năng lực học tập. Hơn nữa huấn luyện mỗi mắt xích hành vi đều khiến cho đối tượng cảm thấy có thể

đảm nhiệm và đạt kết quả hoàn thành toàn bộ động tác. Bản thân điều đó chính là vật tạo nên sức mạnh. Lúc huấn luyện mỗi mắt xích, đều phải củng cố, lập lại nội dung những thao tác ở mắt xích đã học trước đó, như vậy mới nắm được các mắt xích một cách vững chắc, có hệ thống.

2. Thao tác chủ yếu

(1) Nhiệm vụ phân tích

Đem hành vi phức tạp, phân giải thành từng khâu đơn lẻ, liên tiếp “kích thích -> phản ứng”. Trong quá trình đó có thể thông qua quan sát người khác, hoặc tự mình suy nghĩ ngược lại toàn bộ quá trình thao tác trong hành vi phức tạp của mình, mà ghi lại mỗi khâu “kích thích -> phản ứng”. Ngoài ra cũng có thể xin ý kiến chỉ dẫn của người có sở trường về thao tác các hành vi phức tạp, nhờ họ chỉ rõ thành phần tạo thành hoặc trình tự mỗi bước của hành vi đó.

(2) Đánh giá năng lực học tập

Tìm hiểu đối tượng trong lúc không có người giúp đỡ, tự mình có khả năng thực hiện thao tác một số khâu của hành vi nào đó hay không. Sau đó căn cứ tình hình cụ thể mà quyết định có phải giúp đối tượng “hợp lại” hay “tách ra” một số khâu mắt xích nào đó của hành vi.

(3) Tuyển chọn và thực thi sách lược móc xích

Ngược hướng dây móc xích hoặc thuận hướng móc xích, mỗi lần huấn luyện một mắt xích hành vi. Ngược chiều thì dạy từ cuối dây xích lên, bắt đầu từ khâu mắt xích áp chót ngược đến khâu mắt xích đầu tiên và hoàn thành cả chuỗi mắt xích hành vi. Thuận hướng dây xích, thì dạy từ khâu mắt xích đầu tiên cho đến mắt xích cuối cùng. Chọn huấn luyện theo cách nào cần có sự cân nhắc trước khi quyết định.

(4) Duy trì hiệu quả lâu dài

Sau khi huấn luyện hoàn thành một khâu mắt xích độc lập nào đó, cần phải duy trì nó trong thời gian dài, để nó làm mạnh hóa cho luyện tập khâu mắt xích kế tiếp, giảm thiểu khe hở giữa các mắt xích và tạo cho đối tượng giữ được hiệu quả huấn luyện trong thời gian dài và chuỗi dây xích hành vi sẽ thuần thục mãi mãi.

3. Ví dụ điển hình

+ Ví dụ điển hình 1

Mục đích tài liệu hướng dẫn một người bị chậm phát triển thần kinh nghiêm trọng thực hiện hành vi ném phi tiêu. Có thể coi hành vi “ném phi tiêu” là một chuỗi dây móc xích, phân tích thành từng “khâu mắt xích hành vi” theo bước “kích thích -> phản ứng”. Chuỗi móc xích theo chiều thuận sẽ là:

- Đối tượng bước về hướng bia ném tiêu.

- Rút 1 cây phi tiêu trong thùng phi tiêu.

- Dùng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa kẹp chặt phi tiêu. - Giơ phi tiêu lên, đầu phi tiêu hướng về phía bia tiêu. - Vận động cẳng tay và tay về hướng bia tiêu.

- Trong lúc cánh tay duỗi thẳng, đồng thời buông ngón ra ném phi tiêu.

Nếu huấn luyện theo chiều ngược chuỗi móc xích, thì thực hiện các khâu từ dưới lên.

Trước tiên đưa đối tượng đến hiện trường, hướng dẫn họ cách hoàn thành tất cả các động tác, nhưng chỉ đạo họ luyện tập ở khâu cuối lên “duỗi thẳng cánh tay, buông ngón tay ném phi tiêu”.

Nếu có thể hoàn thành động tác này sẽ khen thưởng, động viên họ. Sau khi luyện tập lại động tác vừa thực hiện một cách thuần thục, luyện tập tiếp đến khâu kế “vận động cẳng tay và tay hướng về phía bia tiêu”. Hoàn thành động tác, sẽ cổ vũ và luyện tập lại cho thuần thục, và tiếp tục đến khâu khác,... Cứ thế ngược lên đến khâu đầu tiên của “chuỗi móc xích hành vi”. Cuối cùng chỉ cần nói “bắt đầu chơi ném phi tiêu nhé” thì đối tượng sẽ đương nhiên tự mình “đi vào hiện trường”, “đứng trước vạch quy định của bia tiêu”, rút phi tiêu trong thùng ra, cầm phi tiêu đúng cách, giơ tay đưa mũi tiêu hướng về phía bia, cánh tay cong góc 90 độ, duỗi thẳng tay ném phi tiêu.

Trong lúc đối tượng thực hiện chuỗi hành vi ném phi tiêu, không cần cổ vũ khen thưởng ở từng khâu, mà chỉ quan sát; sau đó hướng dẫn ở khâu nào chưa đạt tiêu chuẩn sẽ huấn luyện lại và cứ để đối tượng tự luyện tập chơi ném phi tiêu một mình. Khuyến khích khi họ đạt được những động tác ném phi tiêu vào đúng điểm quy định trên bia tiêu, để duy trì lâu dài hoạt động của họ.

+ Ví dụ điển hình 2:

Mục đích của ví dụ này là hướng dẫn một em bé chậm phát triển thần kinh, biết cách dùng muỗng ăn cơm.

Bước thứ nhất: Để bát thức ăn và chiếc muỗng lên bàn, giúp em bé bằng cách đặt vào tay bé chiếc muỗng và cầm tay bé giúp bé đặt muỗng vào bát thức ăn, sau đó tập lại động tác cầm muỗng. Khi bé biết cầm muỗng thì khen, cổ vũ tạo “sức mạnh” tinh thần và để bé tự cầm muỗng đúng cách.

Bước thứ hai: Luyện lại động tác cầm muỗng, sau đó tiếp tục cầm tay bé, dạy bé xúc thức ăn trong đĩa, tập đến khi không cần cầm tay mà bé cũng biết dùng muỗng xúc thức ăn, lại cổ vũ.

Bước thứ 3: Tập luyện lại động tác xúc thức ăn, sau đó giúp bé đưa thức ăn xúc từ đĩa đặt vào trong bát của mình, hoàn thành động tác lại cổ vũ.

bát đưa vào miệng; lại cổ vũ luyện tập động tác hoàn thiện. Lúc này “hành vi mục tiêu” là xúc đồ ăn bằng muỗng, bé đã nắm cơ bản.

Sau đó bảo bé tự lấy thức ăn vào bát để ăn, là bé làm được. Người lớn chỉ cần quan sát và nhắc nhở nếu có “khâu nào” còn chưa chuẩn.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)