Hướng dẫn (direction) là việc NTV nhằm đúng yêu cầu tư vấn, đưa ra chỉ thị cho ĐTĐTV nên làm gì, nói gì, hoặc là làm như thế nào, nói thế nào, để giúp họ nhận thức thực tiễn, thay đổi tình cảm, hành vi, cuối cùng giải quyết yêu cầu tư vấn.
Tuy nhiên hiện tại các phái khác nhau vẫn còn đang tranh luận xem có nên vận dụng cách hướng dẫn khơng! Ví như học phái “chủ nghĩa nhân bản” thì phản đối, họ cho rằng như vậy là có sự thao túng và chi phối tính tự do tìm tịi của bản thân ĐTĐTV.
Nhưng đa số các trường phái tư vấn khác lại cho rằng hướng dẫn chỉ đạo là một loại nghệ thuật có sức ảnh hưởng lớn, rất có khả năng làm biến đổi hành vi của ĐTĐTV. Vì thế trong cuộc tư vấn nên vận dụng nhiều hoặc ít. Chỉ dẫn giúp cho quan niệm không hợp lý của ĐTĐTV được thay thế bằng quan niệm hợp lý. Hướng dẫn có thể phân ra làm hai loại “hướng dẫn bình thường” và “hướng dẫn đặc biệt”.
Hướng dẫn bình thường: NTV căn cứ vào nguyên lý tâm lý học và kinh nghiệm thành công của bản thân hoặc của người khác để hướng dẫn chỉ đạo, nhắm đúng yêu cầu tư vấn. Loại này khơng có hình thức riêng biệt và nội dung cố định, đa số các trường hợp tư vấn đều dùng đến.
Hướng dẫn chỉ đạo đặc biệt: NTV kết hợp các lý luận tư vấn khác nhau, cung cấp phương pháp hướng dẫn chuyên môn để chỉ đạo ĐTĐTV tự mình điều chỉnh phù hợp, uốn nắn.
Hai loại hướng dẫn này có thể sử dụng độc lập nhưng thường sử dụng kết hợp. Trong lúc thực hiện hướng dẫn tư vấn, cần chú ý các điểm sau:
Thứ nhất: Kích thích động cơ của đối tượng, tự giác hành dộng tuân theo sự hướng dẫn. Nếu đối tượng không tự nguyện hành động, hướng dẫn sẽ chẳng có tác dụng gì.
Thứ hai: Hướng dẫn cần chính xác, rõ ràng, cụ thể. Phải nói rõ, đối với việc gì thì tiến hành và phương pháp cụ thể như thế nào, làm cho đỏi tượng biết sắp xếp, chấp hành.
Thứ ba: Trong lúc hướng dẫn, giải thích tất nhiên là sự hỗ trợ tốt nhất, bởi vì nó làm cho ĐTĐTV khơng những hiểu một cách tự nhiên, đầy đủ “làm cái gì”, “làm như thế nào”, mà cịn muốn nói rõ lý do của việc làm ấy (vì sao làm như vậy), từ đó có thể khiến cho ĐTĐTV hiểu rõ trong lịng, nâng cao tính tích cực, chủ động của hành động.
Thứ tư: Không được lấy “quyền uy”, địa vị để ra lệnh cho ĐTĐTV, không được ỷ thế quyền uy mà cưỡng ép ĐTĐTV, tránh gây ác cảm khiến cho cuộc tư vấn bị “gãy gánh giữa đường”
III. ÁM THỊ
Ám thị (hint) là phương pháp mà NTV vận dụng ngầm ý, gián tiếp khuyên nhủ, gợi ý dẫn đến sự biến đổi những sai lầm trong nhận thức và hành vi của ĐTĐTV, giải quyết được những yêu cầu của vấn đề tư vấn. Ám thị có thể phân làm hai loại: “Ám thị ngôn ngữ” và “Ám thị phi ngôn ngữ”.
- Ám thị ngôn ngữ bao gồm ám thị ngôn ngữ trực tiếp và ám thị ngôn ngữ gián tiếp (trong đó ám thị ngơn ngữ trực tiếp rất giản đơn, thông tin truyền đi nằm trong ngôn ngữ).
- Ám thị phi ngôn ngữ là sự truyền đạt thông tin bằng việc “mượn gương soi” hoặc ví von thơng qua ngơn ngữ hầu như không quan hệ trực tiếp với yêu cầu tư vấn, làm cho ĐTĐTV lĩnh hội song song với liên hệ bản thân. Ám thị phi ngôn ngữ bao gồm cả ánh
mắt, nét mặt, biểu lộ cảm xúc, tư thế,..., giúp cho đối tượng nhận được sự khuyên khích về mặt tâm lý.
Muốn thành công, tiến hành ám thị cần chú ý mấy điểm sau:
- Thứ nhất: Ám thị cần giản đơn, nhanh gọn, tự nhiên. Động tác ám thị lộn xộn, phức tạp, khiến cho đối tượng cảm thấy bất ngờ và khó hiểu, sẽ khơng tiếp nhận được gợi ý của nó.
- Thứ hai: Tình cảm lúc ám thị phải chính đáng, kỳ vọng, ví như chọn lọc từ ngữ trong lời nói, khơng nên dùng câu phủ định, không nên khuyếch đại hoặc mâu thuẫn trước sau, ánh mắt phải biểu lộ sự lãnh đạm thờ ơ, phiền chán, châm biếm và quở trách.