Tư thế thân thể bao gồm 2 loại: tư thế và động tác biểu hiện trên cơ thể. Đối với NTV, việc vận dụng những tư thế, động tác này một cách thích hợp là điều rất quan trọng. Người Trung Quốc biểu hiện động tác, tư thế cũng giống người phương Tây, nhưng biên độ động tác nhỏ hơn, số lần biểu hiện ít hơn.
Xoa hai tay một cách máy móc, cứng nhắc, khơng ngừng vặn ngón tay, mân mê vạt áo, chốc chốc lại vuốt, sờ tóc..., thường là biểu hiện của người căng thẳng, bất an.
Lắc đầu, xua tay, ngồi ngả người về phía sau, hoặc điều chỉnh tư thế ngồi nhiều lần... biểu hiện ĐTĐTY khơng đồng ý với nội dung nói chuyện của NTV, khơng có hứng thú hoặc muốn sớm kết thúc hội đàm.
Hai tay nắm chặt, răng cắn chặt, hai mắt cá chân chéo chồng lên nhau, hoặc nuốt nước bọt..., thường biểu hiện rằng ĐTĐTV đang phải rất cố gắng kiềm chế tình cảm mãnh liệt đó.
Tóm lại tư thế cơ thể có khả năng truyền đạt hữu hiệu những thơng tin về tư tưởng, tình cảm và hành vi của ĐTĐTV; và NTV phải có tài nắm bắt được nó.
Về phía NTV, yêu cầu thường xuyên trong quá trình hội đàm là cơ thể hơi ngả về phía trước, bng lỏng tự nhiên. Đó là việc NTV vận dụng và xử lý toàn bộ điều cơ bản của tư thế cơ thể. Ngoài ra động tác gật đầu, tư thế tay... yêu cầu NTV phải phối hợp thích đáng với ngơn ngữ và biểu lộ tình cảm. Tư thế tồn thân khơng được thể hiện sự rời bỏ, xa cách, nếu không ĐTĐTV sẽ cảm thấy bị đối xử lạnh nhạt, bị cự tuyệt.
Số lượng động tác cũng phải thích hợp, nếu quá nhiều sẽ mất đi tính cẩn trọng và lịch sự, thêm nữa còn gây cho ĐTĐTV cảm thấy phiền lòng; nhưng nếu q ít thì ĐTĐTV lại cảm thấy khô khan, đơn điệu. Cả hai đều khơng có lợi cho việc biểu đạt chính xác, ý nghĩ.