II. TRỪNG PHẠT
c. Qua uốn nắn sửa chữa (Over Correction)
Là một kiểu phương pháp can thiệp hành vi, yêu cầu người thực hiện hành vi mỗi khi phát sinh một hành vi không tốt bị xử lý bằng một hoạt động chỉ định đặc biệt. Hoạt động chỉ định riêng đó, do 2 bộ phận hợp thành:
- Bồi thường quá mức. - Tích cực luyện tập.
Bồi thường quá mức là: Sau hành vi không tốt, yêu cầu bắt buộc người gây ra hành vi phải tiêu trừ hậu quả và ảnh hưởng của hành vi đó; đồng thời phải nỗ lực làm cho hồn cảnh khơi phục và hơn hẳn tình hình vốn có của nó. Ví dụ: Học sinh vẽ bậy trên tường, có thể yêu cầu học sinh đó khơng những bơi chùi sạch sẽ chỗ tường bị vẽ bậy, mà còn phải chùi sạch sẽ tất cả mặt tường trong lớp học.
Luyện tập tích cực. Tức là đem hành vi tốt khơng cùng chứa trong hành vì khơng tốt để luyện tập lặp lại ở trình độ nhất định.
Ví dụ: Như trường hợp nêu trên, yêu cầu học sinh đó nỗ lực giữ gìn bảo vệ tường được sạch sẽ nghiêm chỉnh.
Khi sử dụng uốn nắn sửa chữa, cần chú ý mấy điểm:
+ Cần kết hợp với khuyên nhủ lý lẽ. Khi uốn nắn, cần để đối tượng cảm thấy mục đích của xử lý khơng phải bắt nó chịu đựng quá mức, mà chỉ là muốn thay đổi hành vi khơng tốt của nó mà thơi.
Mỗi khi đối tượng đã hiểu được ý nghĩa của việc uốn nắn thì kết hợp ngay với luyện tập tích cực.
+ Cung cấp mạnh hóa cho luyện tập tích cực. Ở phần luyện tập tích cực, chỉ cần đạt yêu cầu là nên khen thưởng, biểu dương. Đây cũng là sự hỗ trợ giúp cho đương sự hình thành thái độ đúng đắn với việc uốn nắn sửa chữa.
3. Ví dụ điển hình
Ví dụ 1:
Tiểu Long và Tiểu Hổ là 2 anh em, 2 người thường xuyên cãi nhau. Cha mẹ quyết định nghĩ đến biện pháp để giảm số lần cãi nhau của chúng.
cha mẹ nói cho chúng biết, từ nay về sau ai vô cớ gây ra cãi nhau mỗi lần sẽ bị trừ đi 5 hào trong tổng số 5 đồng. Cha mẹ còn ghi trên trang giấy tên của từng người, trên mặt giấy chia ra 10 ô, mỗi ô 5 hào bằng ký hiệu. Sau đó, ai vơ cớ cãi nhau 1 lần, sẽ bị gạch đi một ơ, cuối tuần căn cứ vào đó để cho tiền.
Chỉ sau vài tuần, số lần 2 người cãi nhau giảm hẳn xuống rõ ràng. Đây là vận dụng ví dụ phản ứng giá phải trả.
Ví dụ 2:
Một trường hợp nào đó, trong hoạt động “nơi vệ sinh văn minh” sử dụng phương pháp uốn nắn, sữa chữa.
Mỗi học sinh trực ban, phát hiện có người vứt rác hoặc tạp vật bừa bãi, liền lập tức đến và yêu cầu họ trước tiên lượm rác lên cho vào thùng, sau đó phải quét sạch sẽ xung quanh khu vực đó. Tiếp theo cịn u cầu bạn vi phạm này đeo băng trực ban ghi “Nơi vệ sinh văn minh” và trực ban nửa tiếng đồng hồ. Nếu lúc trực ban gánh vác nhiệm vụ chăm chỉ, có trách nhiệm thì cũng vẫn được khen ngợi và cổ vũ khen thưởng.
Bài 4. PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC SỢ HÃI
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 6. NGHỆ THUẬT CAN THIỆP HÀNH VI
Chứng sợ hãi đều có biểu hiện trên tất cả phương diện tâm lý. Nhưng chủ yếu là phản ứng co rút của hành vi. Can thiệp đối với chứng sợ hãi cũng có thể bắt đầu từ các yếu tố tâm lý, nhưng một số phương pháp nghệ thuật chủ yếu đều có quan hệ mật thiết với “học tập lại hành vi”.
Kỹ thuật thị phạm hành vi, lấy quan sát học tập làm cơ sở lý luận, tuy nhiên cũng đề cập tới nhận thức hoạt động và thể nghiệm nội tâm của người quan sát. Những nội dung chủ yếu của nó là hành vi kiểu mẫu thể hiện ra và hành vi người quan sát tập được. Cả 2 vấn đề đều quy về một loại nghệ thuật can thiệp hành vi.
I. KHÁI QUÁT