Là một kiểu phương pháp can thiệp hành vi, yêu cầu người thực hiện hành vi mỗi khi phát sinh một hành vi không tốt bị xử lý bằng một hoạt động chỉ định đặc biệt. Hoạt động chỉ định riêng đó, do 2 bộ phận hợp thành:
- Bồi thường quá mức. - Tích cực luyện tập.
Bồi thường quá mức là: Sau hành vi không tốt, yêu cầu bắt buộc người gây ra hành vi phải tiêu trừ hậu quả và ảnh hưởng của hành vi đó; đồng thời phải nỗ lực làm cho hoàn cảnh khôi phục và hơn hẳn tình hình vốn có của nó. Ví dụ: Học sinh vẽ bậy trên tường, có thể yêu cầu học sinh đó không những bôi chùi sạch sẽ chỗ tường bị vẽ bậy, mà còn phải chùi sạch sẽ tất cả mặt tường trong lớp học.
Luyện tập tích cực. Tức là đem hành vi tốt không cùng chứa trong hành vì không tốt để luyện tập lặp lại ở trình độ nhất định.
Ví dụ: Như trường hợp nêu trên, yêu cầu học sinh đó nỗ lực giữ gìn bảo vệ tường được sạch sẽ nghiêm chỉnh.
Khi sử dụng uốn nắn sửa chữa, cần chú ý mấy điểm:
+ Cần kết hợp với khuyên nhủ lý lẽ. Khi uốn nắn, cần để đối tượng cảm thấy mục đích của xử lý không phải bắt nó chịu đựng quá mức, mà chỉ là muốn thay đổi hành vi không tốt của nó mà thôi.
Mỗi khi đối tượng đã hiểu được ý nghĩa của việc uốn nắn thì kết hợp ngay với luyện tập tích cực.
+ Cung cấp mạnh hóa cho luyện tập tích cực. Ở phần luyện tập tích cực, chỉ cần đạt yêu cầu là nên khen thưởng, biểu dương. Đây cũng là sự hỗ trợ giúp cho đương sự hình thành thái độ đúng đắn với việc uốn nắn sửa chữa.