HƯỚNG DẪN PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC CHO PHỤ HUYNH

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 175 - 178)

Mối quan hệ giữa phương thức giáo dục của phụ huynh và sự phát triển về cơ thể và tinh thần của con cái luôn được các nhà khoa học đặc biệt chú ý. Rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu cho kết quả nổi bật về vấn đề này. Những nghiên cứu này cung cấp thêm căn cứ cho những người có chun mơn như NTV,... khi tiến hành hướng dẫn giáo dục gia đình. Nay chúng tơi lần lượt chọn ra những kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề này của các nhà khoa học trong và ngoài nước và xin được giới thiệu dưới đây:

1. Nghiên cứu của E. Bomelint - nhà tâm lý học người Mỹ

Nghiên cứu của E. Bomelint - nhà tâm lý học người Mỹ đã chia cách giáo dục của cha mẹ thành 4 loại hình từ hai góc độ tư duy là khống chế (cách đối xử trực tiếp về yêu cầu, giám sát, bó buộc và với những phản ứng của chúng từ cha mẹ đối với con cái) và phản ứng (sự phản hồi của cha mẹ đối với những mong muốn và nhu cầu của con cái):

(1) Loại hình quyền uy - khống chế cao, phản ứng cao: Tính khơng chế của phụ huynh đối với con cái cao, nhưng cũng tiếp thu ý kiến và cách nghĩ của con. Hơn nữa là sự tích cực tạo dựng mối quan hệ trao đổi lẫn nhau giữa con cái với cha mẹ, con cái cũng tiếp thu ý kiến của cha mẹ. Những đứa trẻ sinh trưởng trong loại gia đình này thì trạng thái tâm lý tương đối lành mạnh, có cảm giác trách nhiệm xã hội, tương đối độc lập dù tính phục tùng cao và thiếu sức sáng tạo.

(2) Loại hình chuyên chế - khống chế cao, phản ứng thấp: Phụ huynh quản lý nghiêm khắc con cái, ép buộc những hành vi của con cái phải phục tùng yêu cầu của phụ huynh. Phụ huynh rất ít trao đổi với con cái và cũng khơng tiếp thu ý kiến và cách nghĩ của con cái. Những đứa trẻ sinh trưởng trong loại gia đình này ln ln có mối quan hệ khơng tốt với phụ huynh, thậm chí biểu hiện thành sự xung đột và đối kháng, hơn nữa con cái khơng đủ lịng tự tin, tính độc lập kém, tính ỷ lại cao, thiếu năng lực xã hội.

(3) Loại hình khoan dung - khống chế thấp, phản ứng cao: cha mẹ rộng rãi, thương yêu con cái, ít bó buộc con cái, rất chú ý đến những phản ứng của con, thường dùng cách nói lý lẽ để giáo dục con cái. Những đứa trẻ sinh trưởng trong loại gia đình này ln có lịng tự tin và cảm giác an toàn tương đối tốt, nhưng lại thiếu cảm giác trách nhiệm tích cực. Nếu như bó buộc bản thân con cái có thể có thái độ khơng tốt với cha mẹ.

(4) Loại hình bng trơi - khống chế thấp, phản ứng thấp: Phụ huynh buông trôi đối với việc giáo dục con cái, không chịu trách nhiệm, khơng có thời gian, khơng có tinh thần, khơng có năng lực giáo dục con cái, tình cảm lạnh nhạt, xa cách và rất ít trao đổi với con cái. Những đứa trẻ sinh trưởng trong loại gia đình này khả năng tự khống chế tương đối kém, thiếu ý chí, sức chú ý khơng tập trung, hoạt động nhiều, thường là những đức trẻ có vấn đề.

2. Nghiên cứu của nhà khoa học Trung Quốc

Cơng trình nghiên cứu của Từ Hội Khu ở thành phố Thượng Hải đã phân chia cách giáo dục của phụ huynh thành 8 loại hình. Các loại hình đó lần lượt là (theo Ngô cẩm Phiếu, Quách Đức Phong, 1998):

(1) Loại hình bảo vệ: Kỳ vọng của phụ huynh đối với con cái tương đối cao, ít nghĩ đến yêu cầu và nguyện vọng của con, khống chế và hạn chế nhiều đối với việc học cũng như quan hệ xã hội của con cái. Những đứa trẻ sinh trưởng trong loại gia đình này tương đối hiền lành, lễ phép với người khác, thành tích học tập tốt và ít có những hành vi q mức. Nhưng những đứa trẻ này khơng có chủ kiến, thiếu tính độc lập và sự xông xáo,

mưu cầu sự thảnh thơi, tính ỷ lại tương đối lớn.

(2) Loại hình nng chiều: Phụ huynh đáp ứng những yêu cầu của con cái, cịn trong cuộc sống thì rất quan tâm và u thương con cái, thậm chí một mực chiều theo con cái. Yêu cầu đối với việc học của con cái tương đối cao, nhưng trên hành vi thì quản lý khơng được nghiêm khắc, thậm chí bênh vực những khuyết điểm của con cái. Những đứa trẻ sinh trưởng trong loại gia đình này tuy rằng việc học không tệ lắm nhưng luôn luôn tự ti buông thả, thiếu cảm giác trách nhiệm xã hội, khi gặp phải những việc khơng vừa lịng thì dễ bị kích động và có những hành vi q mức.

(3) Loại hình quyền uy. Phụ huynh khống chế nhiều đối với những hành vi của con cái, yêu cầu con cái phải tuyệt đốì phục tùng nghe lời, rất ít nghĩ đến những ý kiến của con cái. Những đứa trẻ sinh trưởng trong loại gia đình này hoặc là nhút nhát sợ việc, rụt rè tự ti hoặc là thơ bạo nóng nảy, có nhiều hành vi q mức.

(4) Loại hình lý trí: Phụ huynh có thể tiến hành giáo dục theo những đặc điểm của con cái, đưa ra yêu cầu, xem trọng ý kiến và cách nghĩ của con cái và thường trao đổi với con cái. Luôn đáp ứng với những yêu cầu chính đáng và can thiệp cần thiết với những yêu cầu quá đáng của con cái, hạn chế thích hợp với những hành vi của con cái. Những đứa trẻ sinh trưởng trong loại gia đình này ln tự trọng, tự tin, tư duy linh hoạt, giỏi về giao thiệp với người khác, tính tình vui vẻ, tinh thần và khả năng khống chế tương đối tốt. có những biểu hiện tốt về các mặt thành tích học tập, thích ứng xã hội, cảm giác trách nhiệm và tính độc lập.

(5) Loại hình mong đợi: Phụ huynh quan tâm con cái, nhưng kỳ vọng và yêu cầu quá cao đối với chúng. Một khi chưa thoả mãn kỳ vọng thì tâm trạng phụ huynh khơng vui, ln trách cứ con cái. Những đứa trẻ sinh trưởng trong loại gia đình này chuẩn mực hành vi ln tốt, thành tích học tập khơng thấp, thậm chí có một số con cái trở thành học sinh nổi trội dưới áp lực cao của phụ huynh, nhưng tình trạng sức khoẻ tâm lý tương đối kém, thường hay cảm thấy lo lắng bất an.

(6) Loại hình khắt khe: Phụ huynh hạn chế nhiều đối với con cái, một khi con cái vi phạm thường tiến hành trừng phạt khắt khe (răn dạy, đánh mắng,...), thậm chí ức hiếp con cái, quan hệ giữa cha mẹ với con cái rất căng thẳng. Những đứa trẻ sinh trưởng trong loại gia đình này ln tự ti nhút nhát, cá tính dễ kích động, cơ độc, khơng hịa đồng với mọi người, tính tình nóng vội, thường có những hành vi q mức, khơng có lịng tin với việc học, thường trốn học.

(7) Loại hình nghiêm khắc: Phụ huynh quan tâm con cái, có yêu cầu nhất định đối với con cái, thường thì khơng cho phép con cái làm trái với nguyện vọng của phụ huynh. Cách giáo dục tương đối đơn giản, tuỳ ý, biểu dương ít, cịn phê bình thì nhiều. Sự ảnh hưởng của cách giáo dục này đối với con cái giống với loại hình khắt khe.

(8) Loại hình xem nhẹ. Phụ huynh khơng quan tâm đến con cái, khơng có u cầu và hạn chế gì đối với con cái, đối với sự phát triển của con cái thì nghe sao tin vậy.

Những đứa trẻ sinh trưởng trong loại gia đình này đa số đều kém về thành tích học tập và chuẩn mực hành vi đạo đức, tự do tản mạn, khả năng tự khống chế kém, có tính cơng kích và tính xâm phạm, rất dễ nhiễm những thói hư tật xấu của xã hội do khơng cẩn thận trong giao kết bạn bè. Tuy nhiên thì cũng có một ít bộ phận do được hồn cảnh rèn luyện mà tương đối tự chủ và có tính xơng xáo, nên trong xã hội cũng có một số thành tựu.

Chúng ta có thể thấy rằng tính cách, phẩm chất tâm lý, năng lực, hạnh kiểm, thành tích học tập.... đều chịu sự ảnh hưởng rất lớn của cách giáo dục của phụ huynh. Khi NTV tiến hành hướng dẫn và tư vấn tâm lý phụ huynh, cần phải đánh giá một cách đúng thực tế về cách giáo dục của phụ huynh phân tích về sự ảnh hưởng của cách giáo dục phu huynh đến con cái, cung cấp chính xác những thơng tin có liên quan đến quan niệm giáo dục gia đình và phương thức giáo dục. Trên cơ sở của sự phối hợp và hiểu biết của phụ huynh, NTV hoạch định ra những kế hoạch can thiệp thiết thực khả thi nhằm giúp phụ huynh tiến hành hoàn thiện phương pháp và phương thức giáo dục của mình.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 175 - 178)