II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO SỨC KHỎE TÂM LÝ CỦA GIÁO VIÊN 1 Tận dụng cơ chế phòng ngự tâm lý bản thân một cách hữu hiệu, làm dịu
3. Nâng cao tố chất tâm lý, ngăn ngừa chướng ngại tâm lý
Nâng cao tố chất tâm lý của GV là con đường cơ bản nhất để nâng cao khả năng ứng xử.
Đầu tiên, bồi dưỡng kiến thức tâm lý khoẻ mạnh, làm cho người GV hiểu rõ bản thân, đồng thời học được cách bảo vệ bản thân một cách có khoa học. Con người là một hệ thống hoàn chỉnh và hệ thống này lại được tạo thành từ hai hệ thống con là hệ thống sinh lý và hệ thống tâm lý. Trong việc giáo dục tố chất, chúng ta không những phải nâng cao tố chất của học sinh mà còn phải nâng cao tố chất của giáo viên. Đối với giáo viên, thông qua việc giáo dục tố chất cơ thể để nắm vững kiến thức sơ bộ của hệ thống sinh lý; thông qua việc giáo dục tố chất tâm lý để nắm vững kiến thức sơ bộ của hệ thống tâm lý và kiến thức vệ sinh tâm lý để có cách nhìn nhận đúng đắn về sự trắc trở, nâng cao khả năng chịu đựng đối với sự trắc trở. Chính vì thế, nắm vững kiến thức về sinh lý và tâm lý có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì tâm lý khoẻ mạnh.
Kế đến, vui vẻ hoà đồng với mọi người, xây dựng mối quan hệ xã giao tốt. Trong thời đại ngày nay, quan hệ xã hội ngày càng nhiều, ngày càng phức tạp. Muốn tiến hành quan hệ xã hội có hiệu quả thì cần phải lấy quan hệ giao tiếp mà đôi bên tôn trọng nhau, hiểu nhau, làm nòng cốt. Đối với giáo viên, trong công tác giáo dục, xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp với đồng nghiệp và học sinh là rất cần thiết. GV cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng giao tiếp, chủ động thúc đẩy mốì quan hệ giữa GV với học sinh, mối quan hệ với đồng nghiệp, mốì quan hệ với thành viên trong gia đình và một số mối quan hệ khác. Đồng thời chú ý khống chế và tiêu trừ những tâm lý và hành vi không tốt trong quá trình giao tiếp. GV xây dựng được mối quan hệ giao tiếp tốt sẽ có ích cho việc hình thành tố chất tâm lý tốt của mình.
Sau cùng, nêu cao quan niệm giá trị và quan niệm nghề nghiệp đúng đắn, nêu cao khả năng thích ứng xã hội và cảm giác hiệu quả xã hội. Xã hội mà chúng ta đối diện đang trong sự thay đổi nhanh chóng: Nguồn thông tin ngày càng nhiều, không ngừng xuất hiện những chuyện mới lạ, những đả kích và áp lực có thể gánh chịu của một người cũng sẽ ngày càng tăng lên. Chính vì thế bồi dưỡng tốt năng lực thích ứng xã hội và năng lực chống lại những cám dỗ bên ngoài cho GV rất là quan trọng. Và cái gọi là bồi dưỡng năng lực thích ứng xã hội ở trên có ý nghĩa nhất định chính là phải nâng cao năng lực chịu đựng tâm lý của giác viên. Một người có năng lực chịu đựng tâm lý yếu thì sẽ khó có thể vượt qua sự trắc trở và thất bại, khó có thể chịu đựng được với những cám dỗ và áp lực, đương nhiên cũng rất khó mà tồn tại ở xã hội ngày nay. Có quan niệm giá trị đúng đắn thì có thể nhận thức đúng đắn những người và sự việc xung quanh, cũng có thể thật sự hiểu được ý nghĩa quan trọng của giáo viên, không vì cám dỗ của mức lương cao và quyền lực mà dễ dàng từ bỏ ngành nghề này hoặc là phát sinh tâm lý chán ghét.
HOẠT ĐỘNG VÀ LUYỆN TẬPI. PHÂN TÍCH VÍ DỤ I. PHÂN TÍCH VÍ DỤ
Hãy phân tích 2 ví dụ dưới đây, tìm ra vấn đề tồn tại của nó đồng thời lựa chọn cách tư vấn.
Ví dụ 1: “Thường thì sự việc vẫn chưa bắt đầu nhưng tôi đã hư cấu ra rất nhiều hậu quả, chuông vào lớp vừa reo lên tôi bắt đầu lo lắng không biết mình có hồ đồ đi nhầm phòng không; kế đến lại lo lắng khi lên lớp vì quá căng thẳng mà bế tắc trên bục giảng; càng lo lắng không biết khi phân tích ví dụ có bị đảo lộn các bước giải không,... Tóm lại có rất nhiều sự lo lắng vô cớ làm tôi bất an, tinh thần bất định, dường như không thể làm việc và sinh hoạt bình thường....”.
Ví dụ 2: “Cuộc sống hôn nhân của tôi không được hạnh phúc, chồng tôi và tôi thường xuyên cãi nhau. Do những buồn bực trong lòng không có cách nào để giải toả, có lúc tôi không tự chủ được đã trút giận lên học sinh. Trong lớp học, tôi thường cau có.... Khi học sinh trả lời sai vấn đê là lửa giận trong lòng tôi càng tăng thêm, lấy cớ đó tôi vừa trách mắng vừa mỉa mai, dùng lời lẽ càng quá quắt thì tôi càng hả giận. Tôi cũng biết làm
như thế là không đúng. Nhưng tôi không khống chế được bản thân mình...”.