GIẢI THÍCH

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 61)

Giải thích (interpretations) là: NTV căn cứ trên quan điểm lý luận của tâm lý học (nguyên lý tâm lý học thông thường hoặc một lý luận tư vấn nào đó), hoặc kinh nghiệm cá nhân, từ một góc độ hoàn toàn mới của yêu cầu tư vấn mà phân tích mổ xẻ và thuyết minh một cách thuyết phục cho ĐTĐTV.

Sở dĩ ĐTĐTV yêu cầu tư vấn vì họ bị khốn đốn, bối rối vì những vấn đề của mình, thường là bởi vì chưa tìm được nguyên nhân sâu xa phát sinh của vấn đề, hoặc là tư tưởng rối bời, khó lý giải rõ ràng, hoặc là hiểu rõ bản thân đã rơi vào tổn hại mà không thể tự

thoát ra được... Nếu như NTV nhằm đúng chỗ yêu cầu tư vấn của đối tượng để đưa ra giải thích có hiệu quả, điều này đã giúp cho ĐTĐTV mở rộng tầm nhìn, từ góc độ mới, một lần nữa nhìn lại vấn đề của mình, từ đó hiểu được vấn đề một cách rõ ràng...

Diễn ý và phản ứng tình cảm không giống nhau ở chỗ:

Diễn ý và phản ứng tình cảm là hệ thống xuất phát tham khảo từ ĐTĐTV, mục đích là phản ánh một cách chính xác chủ ý và cảm nhận của ĐTĐTV.

Còn giải thích là: NTV trên cơ sở hiểu đầy đủ ĐTĐTV, đem sự hiểu biết, cách nhìn của mình để diễn đạt, lý giải, cung cấp cho ĐTĐTV một loạt tham khảo mới.

Căn cứ của giải thích có 2 loại:

- Một là loại từ nguyên lý tâm lý học thông thường, hoặc là từ lý luận của tư vấn tâm lý và trị liệu khác nhau, hai là từ kinh nghiệm cá nhân của NTV.

- Mỗi NTV đều có lý luận, quan điểm và kinh nghiệm cá nhân khác nhau, cho nên cùng một yêu cầu tư vấn, nhưng họ đưa ra cách giải thích rất khác biệt. Có thể thấy rằng bối cảnh lý luận ảnh hưởng tới giải thích của NTV đối với vấn đề.

Khi vận dụng để giải thích vấn đề NTV cần chú ý mấy điểm sau:

Thứ nhất: Giải thích cần gắn chặt với yêu cầu tư vấn. NTV không thể ba hoa, khoác lác mà thoát ly yêu cầu tư vấn, như vậy sẽ dẫn đến việc giải thích sai lầm hoặc không chính xác, ảnh hưởng tới tín nhiệm của ĐTĐTV, gây trở ngại cho việc tư vấn tâm lý.

Thứ hai: Giải thích phải phù hợp với sức tiếp thu và trạng thái tâm lý của ĐTĐTV. Mỗi ĐTĐTV sẽ có một cách tiếp thu giải thích khác nhau, vì thế cần tiến hành kết hợp giữa trình độ tri thức và năng lực lĩnh hội của đối tượng, cố gắng hết mức không sử dụng lý luận tâm lý khó hiểu và thuật ngữ chuyên ngành, tránh làm cho ĐTĐTV “đi trong mây mù”.

Giải thích vẫn phải kết hợp với trạng thái tâm lý lúc đó của đốì tượng, không nên áp đặt, miễn cưỡng với ĐTĐTV, cho dù giải thích hợp lý nhưng lúc đó ĐTĐTV không thể tiếp thu thì cũng không nên cố giải thích.

Thứ ba: Giải thích cần có giới hạn mức độ, không nên giải thích nhiều. Trong một lần hội đàm tối đa là 2 đến 3 lần, vì giải thích nhiều quá, thường khiến cho đối tượng khó tiếp thu.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 61)