ẤN TƯỢNG TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 72 - 77)

Trong hội đàm, các loại hành vi phi ngôn ngữ không chỉ truyền thông tin một cách độc lập riêng lẻ, mà nó cho bên kia một ấn tượng chung, tức là ấn tượng tổng hợp. Trong quá trình tư vấn, ấn tượng tổng hợp cũng là một nhân tố phi ngôn ngữ không thể xem nhẹ.

Người thận trọng, thông thường sẽ không mặc quần áo dơ bẩn, khơng phóng đãng bừa bãi. Người tự tin không né tránh khép nép, ánh mắt thẳng thắn. Người biết tơn trọng người khác thì tuyệt đối khơng nói năng thiếu lễ độ... Có thể thấy y phục, diện mạo bên ngồi, lời lẽ, thái độ khi nói chuyện... của một người sẽ phản ánh một cách tự nhiên, thực chất về đặc trưng tính cách, địa vị kinh tế, trình độ văn hóa, nhất là thế giới nội tâm của người đó.

Như vậy trong quá trình hội đàm, nếu NTV nhạy bén và có tài quan sát, thì sẽ thu được thơng tin cá nhân ngay từ biểu hiện tổng hợp của ĐTĐTV, từ đó hỗ trợ lớn cho việc tư vấn của mình.

Thơng thường, trước tiên NTV luôn phán đốn nhận định ĐTĐTV thơng qua ngoại hình, lời lẽ, cử chỉ, sau đó mới tập trung vào nội dung hội đàm.

đánh giá con người, thường khơng chính xác. Những mặt đó chỉ có thể dùng làm một loại tư liệu thực tế nạp vào toàn bộ chỉnh thể phán đoán của NTV, NTV cần phải căn cứ vào nội dung hội đàm, tìm hiểu nhiều hơn về ĐTĐTV để ln điều chỉnh cách nhìn và đánh giá của mình đối với họ như vậy mới có thể đánh giá chính xác, cụ thể.

Ngồi ra NTV cũng nhất thiết phải chú trọng tới diện mạo bên ngồi của mình để tạo ảnh hưởng tốt đối với ĐTĐTV. Một NTV có diện mạo chỉnh tề, ngay ngắn, tự nhiên thoải mái, nói năng và cử chỉ lịch thiệp, so với NTV khơng chú trọng đến hình thức bên ngồi, cử chỉ mạo muội hoặc cứng nhắc, gị bó... thì hiệu quả ảnh hưởng đối với ĐTĐTV khác biệt nhau rất nhiều. NTV cần phải tận dụng chính đáng biểu hiện tổng hợp của bản thân để chứng tỏ với ĐTĐTV rằng mình đáng được tơn kính, đáng được tin cậy.

VI. IM LẶNG

Trong diễn đạt phi ngơn ngữ, sự im lặng của ĐTĐTV rất khó xử lý. Im lặng khiến cho tồn bộ q trình tư vấn dường như bị đứt đoạn, gây áp lực khá lớn cho ĐTĐTV và NTV. Nếu sự im lặng không được xử lý thích hợp, rất có khả năng cuộc hội đàm sẽ không rõ ràng, sẽ phá vỡ tồn bộ q trình tư vấn.

Im lặng xuất hiện trong quá trình tư vấn, nhưng không phải tất cả đều giống nhau. Carvaner tổng kết thành ba loại hình im lặng: Im lặng tự phát - Im lặng xung đột - Im lặng sáng tạo.

Im lặng tự phát, thường xuất hiện trong tình trạng “khơng biết nói thế nào”, “khơng biết nói gì” hoặc xuất hiện trong q trình tư vấn kết thúc một giai đoạn hoặc ĐTĐTV đã trình bày xong một số suy nghĩ của mình, đang chờ phản ứng của NTV. Khi phát sinh sự im lặng tự phát, ĐTĐTV thường biểu hiện bất an, gị bó, chờ đợi, ánh mắt của họ bối rối, có lúc xuất hiện động tác cứng nhắc, ngượng ngập như vê tà áo, vặn ngón tay...

Lúc xuất hiện sự im lặng tự phát, NTV cần chủ động “gánh vác nhiệm vụ” khơi dậy khơng khí hội đàm. Lần đầu tiên gặp mặt hoặc lúc mới bắt đầu tư vấn, NTV phải đón tiếp ĐTĐTV một cách cởi mở, nhiệt tình, đồng thời chủ động đàm luận một số vấn đề nhẹ nhàng đơn giản, đợi cho ĐTĐTV giải trừ được căng thẳng, hồi hộp vì cảm giác “người lạ” sau mới nêu một số câu hỏi mang tính dẫn dắt liên quan đến vấn đề tư vấn và từng bước chuyển thành lắng nghe. Nếu như ĐTĐTV khơng biết bắt đầu nói từ đâu, NTV sẽ giúp họ sắp xếp rõ đầu đuôi, để họ yên tâm chọn “điểm bắt đầu” và thuật chuyện tỉ mỉ.

Nếu như kết thúc một gian đoạn trong lời thuật của ĐTĐTV, NTV có thể hỏi họ “Bạn đã nói xong chưa”? “Bạn cịn bổ sung gì nữa khơng?”, sau đó NTV mới nói những kiến giải của mình.

Im lặng xung đột: thường là ĐTĐTV đang ở vào lúc đấu tranh tư tưởng về vấn đề nào đó, hoặc lúc xuất hiện xung đột tình cảm. ĐTĐTV có thể có điều gì đó nói ra khơng tiện (khó mà hé răng) hoặc là đang chìm đắm trong hồi ức của việc đã qua, trầm ngâm trong tự nghiệm, tâm tư vơ cùng mãnh liệt, ví như áy náy day dứt, hối hận, hổ thẹn... hoặc

trong q trình tư vấn, có thể có ý kiến, cách nhìn của NTV khác với họ, họ đang do dự “nên hay khơng nên” nói ra quan điểm, ý kiến của mình. Lúc đó họ ln biểu hiện muốn nói lại, dáng vẻ ngập ngừng, thơng thường hay lẩn tránh ánh mắt của NTV. Lúc xuất hiện im lặng xung đột, NTV có thể tạm đợi, để ĐTĐTV bình tĩnh, cho họ thời gian quyết định. Nếu trong lúc ĐTĐTV xúc động, NTV an ủi, sưởi ấm tình cảm của họ đồng thời NTV có thể cho họ biết: Tư vấn lấy sự chân thành, cởi mở và bảo mật làm nguyên tắc tuyệt đối, thì ĐTĐTV sẽ hết sức n tâm, điều gì cũng có thể nói ra được.

Im lặng sáng tạo là loại im lặng mang tính tích cực có lợi cho tư vấn (hơn hẳn so với hai loại im lặng đã nói trên). Nó thường xuất hiện lúc bản thân ĐTĐTV tiến hành tự kiểm đối với bản thân mình, hoặc đối với nội dung của NTV mới nói qua, hoặc đối với bản thân vừa nghiệm thấy được. Lúc đó ĐTĐTV đang suy nghĩ, trải qua điều suy nghĩ này, họ sẽ có khả năng “nhảy vọt” về tư tưởng, tạo cho việc tư vấn có hiệu quả. Cho dù họ chưa hồn tồn nghĩ thơng suốt, nhưng nó cũng biểu hiện rằng họ có khuynh hướng tiếp thu, chỉ cần NTV giải thích sơ qua là họ có thể thay đổi. Lúc ấy biểu hiện điển hình của họ là ánh mắt nhìn đăm đăm vào một điểm, rất chăm chú, biểu hiện trầm tư hoặc dáng vẻ dường như hiểu điều gì, có lúc cịn có động tác hơi gật đầu hoặc lắc đầu.

Trong lúc ĐTĐTV đang im lặng sáng tạo, NTV nhất định phải trật tự, khơng được có động tác gì hoặc lời lẽ can thiệp, cũng không được vội vàng kết thúc sự im lặng loại này. Nhất định phải chờ cho ĐTĐTV tự bày tỏ. Một mặt NTV giữ được sự im lặng sẽ giúp cho ĐTĐTV duy trì sự tập trung, chuyên tâm vào điều đang suy nghĩ, nó có tác dụng thúc đẩy tư vấn. Mặt khác im lặng của NTV khiến cho ĐTĐTV nhận ra rằng NTV khơng những hiểu được mình đang suy nghĩ, mà cịn cổ vũ mình suy nghĩ, từ đó nâng cao tín nhiệm đối với NTV.

Chương 4 VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

Vấn đề đánh giá là sự nhấn mạnh đến q trình NTV thơng qua phương thức quan sát, thăm hỏi chuyện, văn bản điều tra, hỏi đáp trắc nghiệm... để thu thập thông tin của ĐTĐTV và vận dụng tài năng phân tích, suy luận, giả thiết,... để tiến hành khẳng định tính chất cơ bản đối với vấn đề tâm lý của nó.

Trong q trình tư vấn, mục đích của vấn đề đánh giá là thu thập thông tin của ĐTĐTV, trên cơ sở đó tiến hành phân loại hiệu quả đối với thơng tin, đó chính là đánh giá. Nói đơn giản, đánh giá là thơng qua việc xác nhận vấn đề của ĐTĐTV để quyết định phương pháp trị liệu.

Với tư cách là cơ sở tham gia toàn bộ kế hoạch, vấn đề đánh giá được đặt vào vị trí tư liệu quan trọng bậc nhất.

Trong chương trình này sẽ tiến hành giới thiệu và phân tích một số quá trình và phương pháp thông thường của đánh giá phương pháp hội đàm và trắc nghiệm thường dùng, cũng như vấn đề đánh giá học sinh thường gặp.

Bài 1. LOẠI HÌNH CỦA VẤN ĐỀ Bài 2. HỘI ĐÀM ĐÁNH GIÁ

Bài 3. ĐẶC TRƯNG VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP CỦA HỌC SINH

Bài 1. LOẠI HÌNH CỦA VẤN ĐỀ

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 4 VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 72 - 77)