Những điều cần chú ỹ

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 108 - 110)

I. VUN ĐẮP (BỒI ĐẮP) 1 Giới thiệu phương pháp

4. Những điều cần chú ỹ

(1) Mỗi một khâu mắt xích của chuỗi móc xích phải phù hợp. Giữa mỗi “khâu mắt xích hành vi” trong “chuỗi móc xích hành vi” phải có giai đoạn rõ ràng, như vậy mới có thể khiến việc học tập luyện tách ra từng bước thao tác riêng biệt.

(2) Nắm vững tồn bộ tiến trình. Lúc tập luyện từng khâu mắt xích, cần phải tập luyện thành thục rồi mới tiến hành sang khâu khác. Thuần thục và ổn định từng khâu là tiền đề để nắm vững tồn bộ trình chuỗi mắt xích hành vi.

(3) Coi trọng sự cổ vũ. Dùng nghệ thuật cổ vũ, động viên tán thưởng là rất quan trọng, tăng thêm sức mạnh động cơ thực hiện hành vi chính xác và thuần thục. Do đó phải thường xuyên động viên nhưng phải đúng lúc, hợp thời và hợp lượng với mức độ rèn luyện thuần thục của đối tượng.

(4) Chú ý rèn luyện kết hợp tự thấm dần. Khi huấn luyện từng “khâu” bắt dầu kết hợp lời nói hướng dẫn, chỉ đạo hoặc dấu hiệu của động tác để đối tượng thấm dần.

III. THẤM NGẦM

1. Giới thiệu phương pháp

Thấm ngầm là phương pháp can thiệp trước tiên lợi dụng một đầu mối rõ ràng trong hoàn cảnh để giúp đỡ hình thành từng bước từ hồn cảnh này, thành một hoàn cảnh khác, mà “hành vi mục tiêu” của đối tượng thể hiện ra, không hề thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong phương pháp này, hoàn cảnh càng gần gũi hoàn cảnh tự nhiên thì càng lý tưởng, như thế sẽ có lợi cho đối tượng. Trong cuộc sống hiện thực sẽ vẫn biểu hiện hành vi mục tiêu.

Bắt đầu đặt ra một “đầu mối” hay còn gọi là đưa ra một “kích thích” để phát sinh hành vi mục tiêu, trong quá trình tiến hành hành vi, là nhờ vào “đầu mối” hoặc “kích thích” phát sinh đó.

Trong q trình “thấm ngầm” có ý nghĩa là từng bước thay đổi những “đầu mối” “kích thích” giảm dần hồn cảnh ban đầu, hoặc mất hẳn hoàn cảnh ban đầu, thay đổi dần hoàn cảnh, nhưng người thực hiện hành vi vẫn duy trì hành vi cuối cùng trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Phương pháp thấm ngầm này, có thể làm cho hành vi lúc đầu trong hoàn cảnh bị khống chế nghiêm khắc, dần dần vượt qua mọi không chế để trở thành hành vi trong mọi hoàn cảnh tự nhiên của cuộc sống.

Về phương diện này, vừa có lợi cho học tập hành vi mới, vừa có lợi cho sự dịch chuyển của hành vi.

Trong bệnh viện tâm thần hoặc trại cải tạo, nên coi trọng phương pháp thấm ngầm. Các cá thể trong đó phải học tập hành vi phù hợp với yêu cầu xã hội, nhưng thiếu quá trình “thấm ngầm” thì sẽ rất dễ quay trở lại hành vi không tốt ban đầu. Do vậy trong thời gian đầu tiên, phải đưa ra những “kích thích” hành vi của học viên là những hành vi tốt của xã hội. Thông qua tự “thấm ngầm” các điều kiện nghiêm khắc kỷ luật chặt chẽ, từng bước được biến đổi thành hoàn cảnh gần gũi với cuộc sống gia đình, xã hội, cứ như thế khi đã thấm ngầm các “hành vi mục tiêu” thì khi về trong cuộc sống đời thường, họ vẫn duy trì được hành vi tốt, mà khơng cần có sự khống chế.

2. Thao tác chủ yếu

(1) Xác định hoàn cảnh ban đầu và hoàn cảnh mục tiêu

- Hoàn cảnh ban đầu phải là hoàn cảnh tồn tại các đầu mối có khả năng làm cho “hành vi mục tiêu” nhất định sẽ phát sinh.

(2) Thiết định các bước thấm ngầm. Sự sắp xếp này đề cập tới hoàn cảnh, sắp xếp phải có cấp độ từ hồn cảnh ban đầu đến hoàn cảnh mục tiêu, giữa các nấc hành vi cần có từng bước thay đổi nhẹ nhàng

(3) Phải nắm chắc tiến trình thấm ngầm. Tiến trình thấm ngầm quyết định bởi thời gian quá độ từ hoàn cảnh này sang hồn cảnh khác, mục tiêu hành vi có chính xác đầy đủ hay khơng, biểu hiện ra có ổn định hay khơng.

(4) Phân tích rõ tính di chuyển kích thích. Một khi hành vi mục tiêu có khả năng phát sinh, thì phải kịp thời xóa dần những “đầu mối” có liên quan đặt ra ban đầu, đồng thời di chuyển dần dần từng bước sang hồn cảnh tự nhiên.

3. Ví dụ điển hình

+ Ví dụ điển hình 1:

Người mới học đàn piano sẽ viết trên các phím đàn số chữ La Mã I, II, III, IV,.... Để đưa ra những phản ứng gõ phím của mình, trong q trình luyện tập do ngón tay khơng ngừng gõ trên phím đàn, những chữ số ghi trên phím đàn từ từ mờ dần, cuối cùng bị xóa hết. Cho dù những “đầu mối” “kích thích” nêu ra lúc đầu (các chữ số" trên phím đàn đã mất đi, nhưng trong luyện tập, người học đàn đã thuộc thuần thục vị trí các phím đàn. Hành vi gõ phím một cách chính xác của họ sẽ mãi mãi được duy trì khơng đổi, dù khơng cần phải đánh EC trên phím, thậm chí khơng cần nhìn vào phím họ vẫn thuộc các vị trí cần gõ.

+ Ví dụ điển hình 2:

Một học giả lấy một nhóm học sinh có trở ngại hành vi làm đối tượng nghiên cứu. Nhóm này trong giờ ở lớp phụ đạo học kỹ năng đọc và làm tốn, đã từng hồn thành bài

tập cơ bản 100% nhưng khi trở về lớp học bình thường, nhóm chỉ đạt khoảng 60%.

Học giả này quyết định dùng phương pháp “thấm ngầm” để tiến hành can thiệp. Học giả bảo mỗi học sinh trong nhóm đem từ nhà một vật phẩm nhỏ (ví như tấm ảnh nhỏ, đồ trang sức nhỏ đến phòng phụ đạo).

Trong giờ huấn luyện phụ đạo của mình, những vật phẩm này trở thành một bộ phận hợp thành của hồn cảnh, có tác dụng nêu ra những u cầu hồn thành bài tập đối với học sinh. Sau đó những vật phẩm đó, từ trong phịng phụ đạo di chuyển sang phịng học bình thường; đồng thời yêu cầu các em cứ thấy vật phẩm đó là cố gắng làm bài tập tốt như u cầu hồn thành bài tập trong phịng phụ đạo). Sau khi học sinh đã có thể duy trì hồn thành bài tập một cách bình thường, thì từng bước loại bỏ dần các vật phẩm.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 108 - 110)