THỂ HIỆN SỰ TÔN TRỌNG

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 42 - 47)

Để thể hiện sự tôn trọng đối với ĐTĐTV, NTV cần chú ý tiến hành từ hai phương diện biểu hiện, đó là thái độ và hành vi.

1. Thái độ của sự tơn trọng

(1) Mỗi người đều có sở trường, ưu điểm, mặt tốt, hoặc sở đoản, khuyết điểm và mặt chưa tốt của mình; vừa có khuynh hướng và động lực tiến lên, lại vừa bàng hoàng, lúng túng. Là một chỉnh thể, anh ta không thể chia cắt được; và tơn trọng có nghĩa là chấp nhận con người vừa có khuyết điểm, vừa có ưu điểm, vì thế khơng chỉ chấp nhận mặt tích cực mà cịn phải chấp nhận cả mặt tiêu cực. Quả thực, trong tư vấn, đơi khi lời nói và hành động của ĐTĐTV thực sự gây phản cảm cho người khác. Ví dụ như khi bạn biết rõ ĐTĐTV cố tình vi phạm hay ngoan cố làm sai hết lần này đến lần khác, thì bạn sẽ có cảm giác khơng dễ dàng chấp nhận anh ta. Nhưng nếu chúng ta khơng chấp nhận thì có khả năng xảy ra tình trạng: NTV sẽ chỉ trích, phê bình ĐTĐTV hay có những hành động, lời nói thiếu thân thiện, xem thường ĐTĐTV, hoặc dùng quyền uy của mình để yêu cầu ĐTĐTV làm theo ý mình. Như thế sẽ không thể thuyết phục được ĐTĐTV, làm tổn thương lịng tự trọng của họ, thậm chí làm ĐTĐTV phản cảm, thù địch với NTV; điều này có thể làm gián đoạn cuộc tư vấn. Vì vậy, NTV phải xem ĐTĐTV là người đi tìm sự giúp đỡ, hy vọng có thể cải thiện được mình, chấp nhận anh ta từ góc độ “con người”, chấp nhận tất cả những cảm nhận, kinh nghiệm của anh ta, cho dù nó đúng hay sai. Nếu trong mắt bạn “anh ta là người thế nào?” thì cách nhìn nhận của chúng ta chỉ mang tính bình phẩm đối với anh ta: “Anh ta sao lại lì thế? Lẽ nào anh ta khơng có đạo đức?”, sau đó sẽ rơi vào tình trạng tâm lý khơng thể chấp nhận anh ta.

(2) Phải đối xử với các ĐTĐTV như nhau. Mỗi người đều là những cá thể có thân phận riêng, có suy nghĩ và nhân cách độc lập, đây cũng là cơ sở để con người tơn trọng lẫn nhau, bình đẳng trong đối xử. Trong tư vấn, NTV gặp những ĐTĐTV đa dạng, hoàn toàn khác nhau về hoàn cảnh, địa vị kinh tế, cá nhân, mỗi người đều có quan niệm giá trị và phương thức sống khác nhau. NTV cần nhận thức rõ sự khác biệt này, phải chấp nhận rằng giữa mình và ĐTĐTV có nhiều điểm khác nhau. Vì vậy, NTV phải loại bỏ sự phân biệt, cần nhận biết rõ mỗi ĐTĐTV và chú ý đến tính cách độc đáo của họ. Ngồi ra, NTV cịn cần chú ý ngăn chặn cách nhìn nhận có tính thành kiến xuất phát từ quan niệm về giá trị và sở thích của mình, quyết định chấp nhận hay loại trừ phần nào, mặt nào của ĐTĐTV. Vì vậy tư vấn cũng có nghĩa là chấp nhận một người khác với mình. NTV cần ghi nhớ, bất luận ĐTĐTV là người như thế nào, một khi bước vào phòng tư vấn, xuất hiện với tư cách là một ĐTĐTV, thì NTV đều phải tơn trọng, đối xử bình đẳng và khơng được phân biệt đối xử.

(3) Xem ĐTĐTV bình đẳng về nhân cách như mình. Khi ĐTĐTV thường đến nơi tư vấn với tâm lý bất an hoặc có vấn đề thế này thế kia, NTV khơng nên xem thường, chán ghét họ, mà phải đối xử bình đẳng, tạo cho họ có được cảm giác ấm cúng. Nhất là khi họ bày tỏ vấn đề của mình, lúc đang trong tình trạng dễ bị tổn thương, họ trở nên nhạy cảm, nếu NTV có lời phê bình kín đáo, họ có thể chống cự lại hay có sự đề phịng.

(4) Hết sức bảo vệ bí mật riêng tư của ĐTĐTV NTV cần hết sức tơn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của ĐTĐTV, không nên tùy tiện tiết lộ ra ngoài. Đối với những bí mật

riêng tư mà trước mắt ĐTĐTV khơng muốn đề cập đến, nhưng có liên quan đến nội dung tư vấn NTV cần phải nhẫn nại khai thác nhẹ nhàng, chờ đợi, không nên thúc ép ĐTĐTV kể ra. Đối với những bí mật khơng liên quan đến nội dung tư vấn, tốt nhất khơng nên vì hiếu kỳ mà tìm hiểu. Bởi một khi khơng thực hiện tốt việc bảo mật, ĐTĐTV sẽ mất niềm tin và cảm giác an tồn nơi NTV, cuộc tư vấn khó có thể diễn ra bình thường.

2. Mặt biểu hiện của hành vi

(1) Nhẫn nại lắng nghe. Lắng nghe vừa là con đường thu thập nội thơng tin và tìm hiểu cảm nhận từ nội tâm của ĐTĐTV, vừa là một thủ thuật thể hiện sự tơn trọng. Trong q trình hội đàm với ĐTĐTV, NTV không nên tùy tiện ngắt lời họ (trừ trường hợp cần thiết); khi lắng nghe cần phải tuyệt đối chuyên tâm, nhẫn nại chân thành và trả lời đúng lúc, sẽ làm đối tượng cảm thấy mình được tơn trọng, được quan tâm, điều này càng làm tăng thêm lòng tin và dũng khí để đối tượng tiếp tục đi sâu trao đổi.

(2) Khi ĐTĐTV biểu hiện những mặt tích cực NTV cần khẳng định và tán thưởng. Như “Quan điểm của bạn là rất đúng đắn”, “Khả năng nhận thức của bạn rất tốt”, “Cách làm của bạn đáng được khẳng định”,... Tất nhiên, loại phản ứng mang tính khẳng định này phải đúng sự thật, chân thành đáng tin, khơng thể tuỳ tiện nói q lên. Sự khẳng định và tán thưởng của NTV có thể khiến ĐTĐTV có sự thể nghiệm tâm lý tích cực, làm tăng lịng tự trọng và thấy được giá trị của chính mình.

(3) Sự khác nhau giữa ĐTĐTV và NTV biểu hiện sự nhường nhịn và thơng cảm. Ví dụ: “Tuy tơi khơng đồng ý quan điểm của bạn lắm, nhưng tôi hiểu tại sao bạn lại nghĩ như vậy”, “Ý bạn tuy khác tơi, nhưng bạn cũng có cái lý của bạn”. Phản ứng này vừa khiến đối tượng cảm thấy mình được tơn trọng, vừa có lợi trong việc khuyến khích họ vơ tư bày tỏ suy nghĩ của mình. Khi ĐTĐTV bày tỏ ý kiến khác, NTV cần nghiêm túc lắng nghe, cố gắng tìm hiểu. Đương nhiên, NTV khơng thể nhường nhịn ĐTĐTV một cách vô nguyên tắc, tránh việc vơ tình làm cho sự sai lầm của ĐTĐTV càng trầm trọng thêm. Ngoài ra, đôi lúc ĐTĐTV e ngại sự tôn trọng của NTV nên ngại bày tỏ suy nghĩ của mình. Đối với tình huống này, NTV nên khích lệ họ bày tỏ suy nghĩ của họ.

HOẠT ĐỘNG VÀ BÀI TẬPI. BÀI TẬP VỀ SỰ ĐỒNG CẢM I. BÀI TẬP VỀ SỰ ĐỒNG CẢM

1. Xác định vị trí tâm lý, tìm đúng khung tham chiếu

Dưới đây là những cuộc nói chuyện của ĐTĐTV trong những hoàn cảnh tư vấn khác nhau. Đối với mỗi lời kể, có ba khả năng phản ứng của NTV. Hãy phán đoán xem phản ứng nào lấy tham chiếu của ĐTĐTV, hay lấy tham chiếu từ bên ngoài (tức là tham chiếu của NTV hay của người khác) và nói rõ lý do.

Ví dụ 1:

ĐTĐTV: “Tơi khơng thích chun ngành mình đang học, khơng muốn tiếp tục nữa, nhưng cha mẹ lại muốn tôi đạt thành tựu trong chuyên ngành này. Tôi nghĩ rằng mình đã

phụ lịng họ nên cảm thấy ray rứt, buồn phiền”. NTV:

(1) Vì bạn khơng muốn học tiếp chun ngành của mình mà lo lắng cha mẹ sẽ thất vọng.

(2) Chuyên ngành tốt như vậy, người khác muốn học cũng không được!

(3) Khơng thích, khơng muốn học ngành này, bạn cảm thấy phụ sự kỳ vọng của cha mẹ. Điều này quả thực khiến người khác phiền lịng.

Ví dụ 2

ĐTĐTV: “Tuần sau tôi thi tiếng Anh cấp độ 6. Tôi rất hồi hộp và lo lắng. Khơng biết cuộc thi có khó khơng? Tơi có thi đậu khơng?”.

NTV:

(1) Bạn sẽ thi tốt thơi.

(2) Bạn đã trải qua nhiều kỳ thi, tại sao bây giờ lại lo lắng về cuộc thi này? (3) Bạn xem ra rất lo lắng về kỳ thi này.

2. Phân biệt các mức độ của phản ứng đồng cảm

Phản ứng đồng cảm là việc NTV lấy khung tham chiếu của ĐTĐTV để hiểu chính xác nội dung mà ĐTĐTV đã cung cấp, sau đó dùng phương pháp thích hợp để diễn đạt lại cho ĐTĐTV hiểu thấu đáo. Dưới đây là những trường hợp tư vấn, theo sự phân chia cấp độ của Carkhuff hãy đánh giá mỗi phản ứng của NTV và giải thích tại sao bạn lại đánh giá như vậy.

Ví dụ 1

ĐTĐTV: “Đây là lần đầu tiên tôi rời khỏi nhà. Khi học phổ thơng, tơi có khơng ít bạn tốt. Tơi sống trong nhà rất vui vẻ. Nhưng khi vào đại học, mọi chuyện đã thay đổi, tơi khơng biết nên làm gì tốt hơn?”.

NTV1: “Mỗi người đều có một ngày nào đó phải thốt ly khỏi gia đình, phải trưởng thành, khơng có gì đáng buồn cả”.

Đây là phản ứng tương đương với cấp độ: bởi vì...

NTV 2: “Bạn thích cuộc sống và bạn bè trước kia, bây giờ bạn rời khải nhà, không biết ở đây bạn sẽ thế nào?”.

Đây là phản ứng tương đương với cấp độ bởi vì...

NTV 3: “Bạn xem ra vừa thông minh vừa hoạt bát, bạn sẽ nhanh chóng thích ứng được”.

Đây là phản ứng tương đương với cấp độ..., bởi vì... Ví dụ 2

ĐTĐTV: “Đã nhiều lần tơi cố gắng sống hồ hợp với cha, nhưng không được, ông quá nghiêm khắc với tôi”.

NTV 1: “Tôi tin sau này sẽ được”.

Đây là phản ứng tương đương với cấp độ..., bởi vì... NTV 2: “Bạn nên cố gắng hiểu quan điểm của ông”. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ... bởi vì... NTV 3: “Tại sao hai người khơng thể sống hồ hợp?”. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ..., bởi vì...

NTV 4: “Quan hệ giữa bạn và cha bạn đang trong thời kỳ khó khăn”. Đây là phản ứng tương đương với cấp độ..., bởi vì...

NTV 5: “Bạn thử sống hồ hợp với cha, nhưng lại khơng thành cơng, vì vậy mà cảm thấy buồn phiền”.

Đây là phản ứng tương đương với cấp độ..., bởi vì...

NTV 6: “Dường như bạn khơng có cách nào tiếp cận với cha mình, cho nên cảm thấy buồn phiền. Bạn muốn ông khoan dung hơn với bạn”.

Đây là phản ứng tương đương với cấp độ..., bởi vì...

NTV 7: “Dường như bạn khơng có cách nào tiếp cận với cha, cho nên bạn cảm thấy buồn phiền. Bạn cần ông khoan dung hơn. Bạn có thể tiến hành bước này, tức là nói cho cha biết tình cảm của bạn”.

Đây là phản ứng tương đương với cấp độ..., bởi vì...

3. Thảo luận:

Dưới đây là những ví dụ về những phản ứng đồng cảm của NTV có thể có đối với ĐTĐTV. Hãy thảo luận và phân tích loại phản ứng nào tốt hơn và nói rõ lý do.

Đương sự: “Tuy kỳ thi gần kề, nhưng tâm trạng tôi rất thoải mái... Chỉ còn 2 tuần nữa là tôi tốt nghiệp rồi. Tơi định tìm một cơng việc, kiếm ít tiền, hai năm nữa thì làm đám cưới với bạn gái”.

NTV 1: “Sao? Cậu ghét học vậy sao?”. NTV 2: “Dường như cậu hơi vội kết hôn?”.

NTV3: “Bạn gái cậu là ai? Cô ấy bao nhiêu tuổi?”.

NTV 4: “Cậu nghĩ mình sắp đi làm, có thể kiếm tiền, kết hôn nên cảm thấy phấn khởi”.

NTV 5: “Cậu chỉ mới 18 tuổi, mới học xong phổ thơng lại định kết hơn, có lẽ là q sớm!”.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 42 - 47)