SỰ ĐỒNG CẢM VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 30 - 31)

Trong tiếng Anh, từ đồng cảm là empathy, cũng có dịch giả dịch thành cộng cảm, đồng tâm lý, tình cảm chuyển về một mối, cùng tình cảm...

Trong tâm lý tư vấn, sự đồng cảm mang ý nghĩa chỉ NTV đứng trên góc độ của ĐTĐTV, dùng tiêu chuẩn của họ để tìm hiểu cảm xúc nội tâm, hiểu được tư tưởng, quan niệm và tình cảm của họ, từ đó có thái độ và cách hiểu chính xác tình cảnh của ĐTĐTV. Theo quan điểm của Rogers, đồng cảm là sự cảm nhận thế giới tinh thần của người khác, y như thế giới tinh thần của mình vậy, nhưng khơng tuyệt đối mất đi phẩm chất “y như” này, nó có ý nghĩa “như là chuyện của mình”.

Sự đồng cảm được coi là nhân tố tiên quyết trong quá trình xây dựng mối quan hệ tư vấn, là đặc tính cơ bản của tư vấn. Nó rất quan trọng trong tư vấn, ý nghĩa chủ yếu của nó thể hiện ở chỗ: (1) Nhờ sự đồng cảm, NTV có thể hiểu rõ hơn về ĐTĐTV, nắm bắt thơng tin một cách chính xác hơn.

(2) Sự đồng cảm trong tư vấn có thể làm cho ĐTĐTV cảm thấy mình được thơng cảm, được chấp nhận, từ đó nảy sinh một niềm vui, cảm thấy thoả mãn, điều này có lợi

cho việc xây dựng mối quan hệ tư vấn tốt đẹp.

(3) Sự đồng cảm có thể thúc đẩy ĐTĐTV tự thể hiện mình, tự tìm hiểu mình, từ đó càng hiểu rõ bản thân và giúp hai bên có thể đi sâu trao đổi thơng tin.

(4) Đối với ĐTĐTV cần có sự quan tâm thơng cảm, có nhu cầu cấp bách tự thể hiện mình, sự đồng cảm rõ ràng giúp họ trị liệu có hiệu quả.

(5) Sự đồng cảm làm cho hai bên càng hiểu nhau hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tư vấn.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 30 - 31)