1. Nguyên tắc cụ thể hóa
Nguyên tắc cụ thể hóa là bất kể những thơng tin, tình tiết nhỏ cũng đều yêu cầu ĐTĐTV trần thuật cụ thể, bao gồm tình tiết cụ thể của sự việc, trước và sau khi xảy ra vấn đề.
Ví dụ:
Đối tượng sẽ nói chung chung: “Em cảm thấy khơng có năng lực, làm việc gì cũng khơng được!”.
Lúc đó NTV nhất thiết phải phát vấn:
“Trong trường hợp nào em cảm thấy khơng có năng lực? Những lần gần đây là từ bao giờ?”.
2. Nguyên tắc tại nơi, tại chỗ
Nguyên tắc tại nơi, tại chỗ thường dùng nhiều trong việc can thiệp vào tình cảm. Nguyên tắc tại nơi, tại chỗ trong hội đàm, yêu cầu đối tượng coi trọng cảm nhận tình cảm ngay trong lúc trần thuật, những trải nghiệm trong quá khứ hoặc trải nghiệm trong tương lai đều không ảnh hưởng tới đối tượng. Nhấn mạnh đối diện thực tế, không sa vào sự việc quá khứ, cũng không hão huyền đối với tương lai. Tại nơi, tại chỗ giúp cho những nhân
tố liên quan của vấn đề lộ rõ, đối tượng hiểu được vấn đề và nghiệm thấy ngay tình cảm cần giải quyết.
3. Nguyên tắc biết cách “Vào”, “Ra”
Trong tư vấn, ĐTĐTV có khả năng gây ra sự xúc động, nhất là khi nói đến những khúc mắc tâm lý và quá trình trải qua sự chịu đựng, hoặc lúc phản ứng mãnh liệt! Là một NTV, khi lắng nghe họ nói, cố nhiên phải đặt mình vào hồn cảnh của người khác, ở góc độ của ĐTĐTV để hiểu, thơng cảm với cảnh ngộ của họ (biết cách “vào”). Nhưng đồng thời cũng phải biết cách thoát ra khỏi những phiền não khúc mắc tâm lý của đối tượng. Suy nghĩ một cách khách quan về nguyên nhân khúc mắc tâm lý mà họ đang “trút ra”, khơng thể đắm chìm mãi với nỗi thống khổ trong ký ức của ĐTĐTV - (biết cách “ra”).