Do mối quan hệ thân thiết giữa phụ huynh với con cái nên trạng thái sức khoẻ tâm lý của phụ huynh sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn về phương pháp, phương thức giáo dục con cái và cũng trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ sức khoẻ tâm lý của con cái. Cuộc điều tra về sức khoẻ tâm lý của 58 vị phụ huynh học sinh trường vừa học vừa làm: thành phố Thượng Hải năm 1998 cho thấy, tâm lý người cha không khoẻ mạnh chiếm 24,3%, người thiếu sót tâm lý chiếm 19,5%, người bị bệnh tâm lý chiếm 1,4%; thiếu sót tâm lý của người mẹ chiếm 22,6%, người bị bệnh tâm lý chiếm 1.7% (Trương Linh Thông, Tống Hưng Xuyên, 1998). Dù cuộc nghiên cứu này lúc đó không cung cấp về tình trạng so sánh cũng như không nói rõ mối quan hệ giữa tình trạng sức khoẻ tâm lý phụ huynh với sự sinh trưởng của con cái. Nhưng đối lập với tỉ lệ phát sinh vấn đề tâm lý của một nhóm người mà các nhà khoa học nhận định lớn hơn khoảng 10% thì sự khác biệt của hai điều ấy rất là rõ ràng. Có nhà khoa học luận bàn rằng không khí tâm lý gia đình sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giao tiếp gia đình, đến giáo dục con cái và đến chất lượng cuộc sống gia đình. Dựa trên sự ảnh hưởng đối với con cái thì biểu hiện cụ thể là ảnh hưởng nhiều mặt về nhận thức, tình cảm, hạnh kiểm, sức khoẻ tâm lý, sự phát dục cơ thể,... của con cái. Vì thế xem trọng sức khoẻ tâm lý phụ huynh và tiến hành giúp đỡ về sức khoẻ tâm lý của phụ huynh, nâng cao tố chất tâm lý của phụ huynh chính là một trong những nội dung chủ yếu của tư vấn tâm lý phụ huynh.
Trong quá trình tiến hành giúp đỡ tình trạng sức khoẻ tâm lý của phụ huynh, NTV thường tiến hành những mặt dưới đây:
Một là, hướng dẫn phụ huynh xem xét kỹ và coi trọng tình hình sức khoẻ tâm lý của mình, hiểu được sự ảnh hưởng của sức khoẻ tâm lý của bản thân đến sự phát triển của con cái. Từ đó làm cho bản thân biết giữ gìn sức khoẻ của mình.
thông qua việc khẳng định, ủng hộ, động viên, thách thức một cách thích hợp,... làm cho phụ huynh nhận thức được bản thân, đánh giá xác thực những ưu khuyết điểm của mình. Đối với những thiếu sót không thể thay đổi của mình thì cần phải vui vẻ chấp nhận, đối với những kỳ vọng và yều cầu của mình thì phải thích đáng.
Ba là, hướng dẫn phụ huynh tích cực đối diện với hiện thực và hoàn cảnh, tích cực đối diện với sự trưởng thành và thay đổi của con cái. Phải hướng dẫn phụ huynh nhận thức được rằng nhu cầu của con người là không có giới hạn, vì thế cần phải duy trì tâm trạng biết bằng lòng với bản thân. Khi tình trạng gia đình không như ý muốn, gia đình phải đối diện với một khó khăn nào đó hoặc sự phát triển của con cái trái ngược với sự kỳ vọng của mình thì phụ huynh không nên phàn nàn, cũng không nên tạo thêm gánh nặng cho mình, càng không thể đem con cái hoặc người khác ra làm kẻ thế tội, mà cần phải tìm ra những ưu thế của mình, biết phát huy nguồn lực gia đình, mạnh dạn đối mặt với thử thách, cùng với những thành viên khác trong gia đình giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau cố gắng để vượt qua khó khăn.
Bốn là, hướng dẫn phụ huynh xây dựng thói quen trao đổi. Trao đổi tốt sẽ hoá giải những áp lực của những thành viên trong gia đình, cung cấp, ủng hộ và giúp đỡ cho những thành viên trong gia đình, làm tăng thêm sự hoà thuận cho bầu không khí gia đình và lực dính kết gia đình, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và sự nhịp nhàng cân đối của đôi bên. NTV có thể nhờ vào những phương thức như quá trình tư vấn, thông qua thị phạm mẫu, đóng vai nhân vật, huấn luyện hành vi, bài tập gia đình,... làm cho phụ huynh nắm được thái độ và kỹ năng cần có của sự trao đổi tốt, từ đó tạo thành thói quen trao đổi gia đình.
Năm là, hướng dẫn phụ huynh bồi dưỡng tâm trạng, nâng cao năng lực khống chế tâm trạng. Duy trì tinh thần và trạng thái thoải mái, vui vẻ rất quan trọng cho việc giữ gìn sức khoẻ. Đối với việc này, NTV có thể đưa ra một số mặt dưới đây để giúp đỡ phụ huynh:
Duy trì tâm trạng lạc quan. Cùng là nửa ly nước, người lạc quan sẽ nói rằng: “Thật tốt quá vẫn còn nửa ly nước”, chính vì thế mà tâm trạng vui vẻ; còn người bi quan sẽ nói: “Thật là tồi tệ, chỉ có nửa ly nước”, tâm trạng vì thế mà sa sút. Có thể thấy rằng tâm trạng lạc quan sẽ khiến cho chúng ta thường cách xa nỗi bi quan, hướng đến niềm vui.
Thay đổi nhận thức, dùng lý thay đổi tình. Rất nhiều sự phát sinh tâm trạng tiêu cực có liên quan đến nhận thức đánh giá sự việc nào đó của cá thể. Cá thể không thể nào thay đổi sự việc đã phát sinh, nhưng thông qua thay đổi cách đánh giá về việc này sẽ làm tan biến tâm trạng tiêu cực. Ví dụ như, phụ huynh không vừa lòng với thành tích học tập của con cái, luôn có liên quan đến sự kỳ vọng quá cao đối với con cái, tin rằng con mình sẽ đứng trong tốp 3 hạng đầu của lớp. Một khi thành tích thi cử của con lọt ra ngoài 3 hạng trên thì phụ huynh rất dễ cảm thấy thất vọng, tức giận. Ngược lại, nếu như phụ huynh cân nhắc từ những mặt năng lực cao thấp của bản thân con cái, mức độ phát huy tốt xấu, độ
khó của đề thi, phạm vi đề thi lớn nhỏ,... thì phụ huynh có thể sẽ phát hiện ra sự kỳ vọng của mình có sai sót thiên lệch, không hợp với thực tế, càng có thể phát hiện ra sự kỳ vọng của mình đối với con cái phản ánh ý nghĩa chân thực, hy vọng con cái thực hiện tâm nguyện mà mình chưa đạt hoặc là thoả mãn lòng hư vinh của bản thân. Thông qua việc làm sáng tỏ và sửa chữa những nhận thức này, sẽ làm cho những phản ứng tâm trạng của phụ huynh hướng đến sự hợp lý hơn.
Thổ lộ tâm trạng tiêu cực. Thổ lộ tâm trạng chính là phương pháp quan trọng của sự duy trì cân bằng tâm lý, nhưng NTV phải chú ý hướng dẫn phụ huynh chú ý đến thời cơ, đối tượng, phương pháp,... của việc thổ lộ.
Chủ động quên đi và thay đổi tâm trạng tiêu cực. Hướng dẫn khi phụ huynh đối diện với tình trạng tiêu cực, vận dụng sự cố gắng của ý chí để bài xích tâm trạng tiêu cực ra ngoài ý thức, hoặc thông qua sắp xếp, tham gia vào hoạt động mình thích, từ đó có được tâm trạng vui vẻ thoải mái, lấy điều đó để hoá giải áp lực trong long, làm tan biến sự không phù hợp và bất an của tâm lý.
Đứng ở lập trường của người khác. Gia đình xung đột rất dễ dẫn đến vấn đề tâm trạng nhân tố dẫn đến gia đình xung đột thường có liên quan đến đương sự không thể đứng trên lập trường của những thành viên khác trong gia đình nhìn nhận và cảm nhận vấn đề. Nếu như vấn đề tâm trạng của phụ huynh bắt nguồn từ việc này, như vậy NTV cần phải hướng dẫn phụ huynh học được cách chuyển đổi góc nhìn và đường nhìn, học được cảm giác như bản thân mình đang chịu đựng, học được cách biết chung hưởng niềm vui cũng như chia sẻ nỗi đau của người khác.
Sáu là, hướng dẫn phụ huynh cố gắng làm việc: đồng thời cũng phải biết nghỉ ngơi. Công việc khiến cho con người có được sự thoả mãn tâm lý do thực hiện giá trị bản thân mà có, cũng làm cho cá thể có được địa vị xã hội tương ứng và còn làm cho cuộc sống gia đình có cơ sở vật chất tương ứng. Từ đầu thế kỷ 21 cho đến nay, áp lực công việc càng nghiêm trọng thêm. Áp lực công việc quá lớn sẽ khiến cho phụ huynh ứng phó mệt mỏi, quan tâm không đủ đến gia đình hoặc con cái, cũng sẽ mang đến tổn hại cho sức khoẻ tâm lý của phụ huynh, thậm chí mang lại tình trạng “chết vì quá lao lực”. Nếu như phụ huynh tích cực ứng phó với áp lực công việc; đồng thời học được cách thả lỏng và nghỉ ngơi, khi có được chế độ làm việc thích hợp như thế sẽ có lợi ích rất lớn.
Bài 3. TRỊ LIỆU TÂM LÝ GIA ĐÌNH
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 8. TƯ VẤN TÂM LÝ PHỤ HUYNH
Trị liệu tâm lý gia đình là một loại hệ thống trị liệu lấy gia đình làm đối tượng trị liệu, vận dụng nhiều loại kỹ thuật trị liệu và phương pháp để thúc đẩy sự thay đổi các mặt kết cấu gia đình, kiểu mẫu tác động lẫn nhau của trao đổi gia đình, mức độ phân hoá bản thân của các thành viên trong gia đình,... Từ đó làm cho vấn đề của người bị nhận định là có vấn đề trong gia đình được giải quyết. Phạm vi của trị liệu gia đình rất rộng lớn, đối tượng lại rất nhiều, bao gồm trị liệu hôn nhân, trị liệu tính chất vợ chồng, trị liệu về nguy cơ gia đình, trị liệu chỉnh hợp kết cấu gia đình, trị liệu gia tộc,... Nội dung mà bài này giới thiệu chính là trị liệu chỉnh hợp kết cấu gia đình lấy con cái và cha mẹ làm đối tượng tham gia chính, được gọi là trị liệu tâm lý gia đình hoặc trị liệu gia đình.
Ý nghĩa của tư vấn tâm lý gia đình ở trong tâm lý tư vấn học đường đã được đề cập ở phần trên. Là một bộ phận tạo thành tư vấn tâm lý gia đình nên trị liệu tâm lý gia đình cũng có sự cần thiết của nó. Trị liệu tâm lý gia đình lấy gia đình được hợp thành giữa con cái với cha mẹ làm đối tượng tư vấn. NTV thông qua tác dụng của hệ thống gia đình tổng thể, thúc đẩy làm thay đổi hệ thống kết cấu gia đình và kiểu mẫu tác dụng lẫn nhau giữa thành viên gia đình, từ đó tác động đến trách nhiệm của phụ huynh đối với học sinh, cuối cùng đạt được sự giải quyết vấn đề của học sinh. Do cơ thể và tinh thần của học sinh còn
nằm trong giai đoạn phát triển, nên những học sinh còn tồn tại mối quan hệ ỷ lại sâu sắc với gia đình, đặc biệt là những học sinh trung học - tiểu học, cơ thể và tinh thần của chúng chưa phát triển toàn diện, pháp luật qui định nghĩa vụ của người giám hộ đảm nhận dạy dỗ và nuôi dưỡng chúng, tư vấn và giúp đỡ cho chúng không được vượt qua quyền hạn của cha mẹ, mà có tác dụng độc lập. Chính vì thế lấy cha mẹ và gia đình đưa vào trong hệ thống tư vấn, lấy gia đình làm đối tượng tư vấn và trị liệu - mang một ý nghĩa đặc thù đối với tư vấn tâm lý học đường mà học sinh làm đối tượng tâm lý chính.