Nghệ thuật khái quát này sử dụng phối hợp với nghệ thuật lắng nghe. Cả hai loại nghệ thuật này tương tự nhau về hình thức và chức năng, nhưng có chỗ khác biệt.
Nội dung cơ bản của khái quát chủ yếu là từ lời của NTV, nội dung lắng nghe cơ bản là tổng kết những lời thuật của ĐTĐTV.
Trước tiên, thường là tổng kết qua một số vấn đề đã trình bày của ĐTĐTV, sau đó là những việc chủ yếu đã tiến hành trong lần tư vấn đó, cuối cùng có thể khái quát nội dung chủ yếu của hội đàm; và NTV nêu quan điểm của mình. Như vậy sẽ có lợi cho cả hai bên, cùng hiểu một cách toàn diện đối với một số tình hình cơ bản của hội đàm, có thể làm cho ĐTĐTV có ấn tượng sâu sắc đối với nội dung chủ yếu của hội đàm, đồng thời cũng giúp cho NTV có cơ hội nhìn lại toàn bộ thảo luận trước đó để bổ sung, đính chính, nhấn mạnh một số điểm quan trọng. Có khi khái quát cũng được tiến hành thông qua hình thức: NTV nêu câu hỏi, ĐTĐTV trả lời, như vậy hiệu quả có thể tốt hơn:
Ví dụ: “Chúng ta quay lại, đánh giá mấy vấn đề chúng ta đã làm được trong hội đàm hôm nay”.
“Bạn nghĩ như thế nào về phương pháp thay đổi suy nghĩ “chán học” mà chúng ta vừa thảo luận?”
Nhưng phương pháp hỏi như vậy, cần cụ thể, không được chung chung làm cho ĐTĐTV không biết phải trả lời từ đâu!
ràng và nổi bật trọng tâm.
Bài 4. NGHỆ THUẬT PHI NGÔN NGỮ TRONG HỘI ĐÀM
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 3. KỸ NĂNG HỘI ĐÀM TƯ VẤN
Kỹ năng phi ngôn ngữ trở thành nghệ thuật bổ sung hữu ích cho nghệ thuật ngôn ngữ, không những có tác dụng tăng cường biểu đạt ngôn ngữ phối hợp theo dòng truyền đạt ngôn ngữ, phong phú nội hàm ngôn ngữ, đính chính thông tin ngôn ngữ, mà còn có thể truyền đạt một cách độc lập hữu hiệu cho những thông tin tình cảm.
Kỹ năng phi ngôn ngữ bao gồm: biểu hiện nét mặt, “ngôn ngữ thân thể”, đặc trưng tiếng nói, cự li không gian, ấn tượng tổng hợp, lặng im, trầm mặc.