Chân thành (genuineness) là từ dùng để chỉ NTV không “đeo mặt nạ chuyên nghiệp”, mà thể hiện con người thực của mình. Chân thành ở đây bao gồm hai tầng nghĩa. Một mặt NTV phải đối xử chân thành với mình, mặt khác phải đối xử chân thành với ĐTĐTV. (Lĩnh Quốc Trinh, Lý Chính Vân, 1999).
Giống như sự đồng cảm, chân thành vừa là một loại thái độ, vừa là một loại kỹ xảo. Là một loại thái độ, nó biểu đạt rằng NTV cần nhận thức được tác dụng và ý nghĩa của sự chân thành, thản nhiên chấp nhận mọi cảm giác của mình và nguyện bày tỏ nó đúng lúc, đúng mức cho ĐTĐTV trong quan hệ tư vấn. Là một kỹ xảo, NTV trên cơ sở này nhạy cảm với việc thể nghiệm thế giới nội tâm, tư tưởng, thái độ của mình và vận dụng các kỹ năng trong tư vấn để truyền đạt cho ĐTĐTV một cách tự nhiên, đúng lúc, đúng mức.
Chân thành có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng, phát triển mối quan hệ tư vấn và các hoạt động tư vấn được tiến hành thuận lợi. Được thể hiện chủ yếu ở 2 điểm sau:
Trong q trình tư vấn, tuy ĐTĐTV có thể tìm đến và nhờ giúp đỡ bày tỏ nhiều vấn đề và nhờ giúp đỡ NTV; nhưng để bày tỏ hồn tồn thì khơng dễ, đối với những chuyện riêng tư tận trong đáy lòng, ĐTĐTV sẽ nghi ngờ hoặc đề phịng, khơng dễ dàng bày tỏ với người khác.
Thứ hai, sự chân thành có tác dụng nêu gương. Sự chân thật của NTV sẽ làm cho ĐTĐTV tháo bỏ mặt nạ của mình, thẳng thắn bày tỏ tư tưởng và cảm nhận của chính mình. Việc làm gương này của NTV khơng chỉ khích lệ ĐTĐTV có thái độ đúng đắn đối với công tác tư vấn và NTV, mà đồng thời cịn khích lệ họ đối xử với mình thẳng thắn hơn, cởi mở hơn, tự tìm hiểu và nhận thức về mình rõ hơn. Ngồi ra, việc đối xử chân thành của hai bên tư vấn cũng làm giảm sự bất đồng, mơ hồ trong quá trình tư vấn, làm cho việc trao đổi trở nên rõ ràng, chính xác hơn.