I. VUN ĐẮP (BỒI ĐẮP) 1 Giới thiệu phương pháp
2. Thao tác chủ yếu
Khi vận dụng vun đắp, để bồi dưỡng hành vi, cần thực hiện các bước dưới đây. (1) Xác định hành vi mục tiêu
Chỉ có quy định hành vi mục tiêu một cách cụ thể, chính xác, rõ ràng, mới có thể khiến cho kế hoạch vun đắp có “đích để bắn”.
(2) Xác định hành vi ban đầu
Trên cơ sở quan sát hành vi đã có của đối tượng và xác suất phát sinh của hành vi, đem hành vi nào đó gần với hành vi mục tiêu, hành vi ban đầu (hành vi ban đầu này tất yếu phải có liên quan ít nhiều với hành vi mục tiêu).
(3) Thiết lập một loạt hành vi tương tự
Giữa hành vi ban đầu và hành vi mục tiêu, cần phải thiết lập một loạt hành vi tương tự, tạo thành những bậc thang, mà khi lên mỗi bậc thang là có thể tiếp cận gần với các hành vi mục tiêu hơn. Đương nhiên trong mỗi bước, khơng có sự thay đổi lớn so với nhau, (để tránh tình trạng đối tượng khó nắm bắt được, mà sinh ra cảm giác trở ngại, gây ra thất bại) nhưng cũng khơng nên có sự thay đổi quá nhỏ, làm ảnh hưởng tới tiến trình và hiệu suất của sự vun đắp.
(4) Sắp đặt hoàn cảnh
Ban đầu phải sắp đặt hoàn cảnh nhằm đến thẳng hành vi ban đầu, sau đó sắp đặt hồn cảnh có liên quan tới sự xuất hiện từng bước của các hành vi tương tự, nhằm tiến dần đến hành vi mục tiêu.
Sự sắp xếp này bao gồm: người, vật, sự việc có liên quan, nhất là lựa chọn, đặt ra các u tố kích thích mạnh hóa hành vi một cách thích hợp.
(5) Thực hiện sự kích thích khác nhau
Một khi hành vi của đối tượng gần giống hành vi mục tiêu thì lập tức cung cấp cho nó sự kích thích để tạo ra sức mạnh. Đồng thời đình chỉ hoặc đẩy nhanh sự mất dần từng bước của hành vi trước đây, tiến thẳng tới hành vi mục tiêu một cách vững chắc.