ĐỘNG VIÊN KHÍCH LỆ

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 56 - 57)

Động viên (encouragement) là NTV thông qua đoản ngữ, nhắc lại từ then chốt của ĐTĐTV trong khi kể chuyện hoặc dựa vào từ ngữ khí và động tác biểu cảm để diễn đạt hứng thú, coi trọng, tiếp nhận đối với câu chuyện của ĐTĐTV.

Động viên khích lệ, có thể khiến cho ĐTĐTV cảm thấy bản thân mình được tiếp nhận, tác dụng của nó là giải tỏa và tiêu trừ được áp lực tâm lý, điều tiết được khơng khí hội đàm tư vấn. Nó có tác dụng khơi dậy từng bước tiến của ĐTĐTV, đồng thời “động viên” có tác dụng xốy mạnh vào trọng tâm câu chuỵện.

Bất cứ một sự động viên nào cũng tăng thêm sức mạnh cho hành vi hoặc ngôn ngữ của ĐTĐTV. Chọn một phương diện nào đó để động viên sẽ có thể làm cho nội dung thuật kể về phương diện đó phát triển một cách sâu thêm, đặc biệt trong lúc họ đang chồng chất những ưu tư, nghi hoặc, bối rối trong lịng, thì khích lệ động viên đúng lúc là rất quan trọng và có hiệu lực.

Ví dụ:

ĐTĐTV: “Ở trong lớp, kết quả học tập của em luôn thấp nhất, thầy cơ giáo khơng muốn nhìn em, bạn bè coi thường và chê cười em, họ đều cho là em dốt. Ở nhà, cha mẹ thường mắng chửi em, mặc dù em cũng nỗ lực, muốn học tốt, làm bài tốt, nhưng vẫn không thể nâng cao bao nhiêu. Em không biết phải làm thế nào, và cảm thấy rất tự ti, mặc cảm!”.

Trong đoạn kể trên, người và sự việc có liên quan tới nỗi buồn khổ của ĐTĐTV: thành tích học tập, giáo viên, bạn bè, cha mẹ; liên quan tới tâm tư là “không biết làm thế nào”, “tự ti mặc cảm”... có thể chọn những câu quan trọng lặp lại “kết quả thấp nhất”,

“thầy giáo không để ý”, “bạn bè chê cười”, “cha mẹ mắng chửi”, “cảm thấy tự ti, mặc cảm”... NTV có thể dành chú ý cho bất cứ mặt nào đó. Chủ đề động viên khác nhau, trực tiếp quyết định tới hướng tiếp theo của câu chuyện. Giả sử iặp lại “bạn bè chê cười”; như vậy, tiếp theo đó đối tượng có thể sẽ kể một loạt “danh sách” những bạn cười nó. Nếu như chọn khích lệ về tâm lý “khơng biết làm thế nào” thì nhất định sau đó ĐTĐTV sẽ nói chuyện về việc đã thử các phương pháp nâng cao học tập như thế nào và cuối cùng đành phải chịu, khơng thể làm gì được.

Trong các ví dụ đưa ra, thì động viên tốt nhất là lặp lại câu “em cảm thấy rất tự ti, mặc cảm”, bởi vì phương diện này là trung tâm của vấn đề, lý giải lược ý của ĐTĐTV mặt khác có thể cổ vũ từng bước miêu tả và phân tích vấn đề của ĐTĐTV.

Tiến hành cổ vũ khích lệ ĐTĐTV, thứ nhất phải “nhằm trúng đích”. NTV khơng thể động viên khích lệ tùy ý, khơng quan tâm nội dung cụ thể của câu chuyện.

Thứ hai là động viên phải mang tính lựa chọn. Phải cổ vũ có sự lựa chọn nội dung sâu sắc, cần thiết, theo phương hướng tư vấn và tiến trình tư vấn.

Thơng thường mà nói, những vấn đề mà ĐTĐTV kể lể tràng giang đại hải hoặc có phản ứng mãnh liệt nhất, ln là vấn đề trọng yếu nhất, cần ưu tiên khích lệ cổ vũ. Mặt khác cần căn cứ theo kinh nghiệm của NTV, nội dung câu chuyện, yêu cầu hội đàm, mà lựa chon sự cổ vũ, khích lệ cho thích hợp.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)