NHỮNG ĐIỀU CHÚ Ý KHI HỘI ĐÀM ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 85 - 87)

Tránh nêu quá nhiều câu hỏi. Nếu NTV đưa ra câu hỏi quá nhiều, khiến cho hội đàm đánh giá khó tiến hành được bình thường. ĐTĐTV sẽ nảy sinh tư tưởng ỷ lại, hỏi thì nói, khơng hỏi thì khơng nói, như vậy hội đàm sẽ trở nên bị động. Đồng thời cịn gây ra tình trạng “di chuyển” trách nhiệm. ĐTĐTV nghĩ sai lệch, cho rằng giải quyết vấn dề tâm lý là trách nhiệm của NTV, giảm đi tính chủ động tham gia của họ. Những trường hợp như vậy, đối tượng sẽ ít tiến bộ trong tìm hiểu và giải quyết những vướng mắc tồn tại trong vấn đề của họ.

Do câu hỏi quá nhiều, đặc biệt là câu hỏi đóng, đối tượng chỉ phải trả lời theo hướng tư tưởng của NTV, có thể chủ động giấu giếm những thơng tin chân thực. Trong khi trả lời một số vấn đề, đối tượng có thể gây ra những thơng tin “hiệu ứng ngược”.

Tránh đưa câu hỏi khơng thích hợp. Câu hỏi giống như vặn hỏi “vì sao”, “tại sao” mang tính ám thị mạnh đối với ĐTĐTV, giống như thơng tin trả lời hiện tại là không đáng tin, là thái độ hành vi phản ứng sai lầm. Kết quả như vậy khiến cho ĐTĐTV không biết phải làm thế nào, tinh thần căng thẳng, thậm chí sinh ra tư tưởng đối lập, khơng muốn trả lời.

Ngoài ra, đặt câu hỏi phải nhằm thẳng vào vấn đề mà NTV muốn tìm hiểu, các vấn đề liên quan khi khơng thích hợp sử dụng thì phải khống chế ngay:

“Lúc đó em cảm thấy thế nào? Sợ hãi hay chán ghét?”.

“Lúc đó, em muốn kiên trì một chút hay là muốn bỏ qua?”. Những câu hỏi như vậy, rõ ràng khống chế được những thông tin hiệu ứng ngược của đối tượng.

Tránh đưa ra câu hỏi trùng lắp nhiều vấn đề. Trong quá trình hội đàm, mục đích khơng phải là trị liệu, việc câu hỏi được đưa ra một loạt, liên hồi chỉ gây ra cản trở tư duy của ĐTĐTV, khiến cho họ không những không thể trả lời vấn đề hàng loạt, mà còn sinh ra tâm lý sợ hãi bản thân.

Xử lý như thế nào đối với sự im lặng của ĐTĐTV? Sự im lặng bình thường khơng đáng sợ, sự im lặng khơng nhìn nhận mới đáng sợ. NTV phải đối xử một cách chính xác

đối với sự im lặng của đối tượng. Nên tiêu trừ tâm lý đề phòng của đối tượng. Nhấn mạnh tồn bộ q trình hội đàm đã được bảo mật, im lặng cũng có khả năng là kết quả của những xung đột kịch kiệt trong lòng đối tượng, họ cần được động viên. Khi động viên, ngơn ngữ phải rõ ràng, mang tính logic. Chú ý, nên cho đối tượng một khoảng thời gian im lặng nhất định; trong lúc im lặng, phải tránh hỏi một cách liên tiếp. Nhưng nếu gặp đối tượng “thao thao bất tuyệt”, thì NTV cũng không thể ngắt ngang một cách trực tiếp, mà phải dùng phương pháp “di chuyển” đề tài câu chuyện sao cho uyển chuyển, để nắm vấn đề trung tâm của hội đàm.

NTV thường không sử dụng cách phán đoán giá trị, trong quá trình hội đàm cũng tránh sử dụng câu nói mang tính xác định tính chất, hoặc mang tính đốn định.

Chú ý vấn đề mẫn cảm trong hội đàm, ví dụ ĐTĐTV có tư tưởng muốn tự sát, có khuynh hướng cơng kích đối với người khác, đã từng có tiền sử gây bạo lực ở nhà trường, uống rượu và dạng tâm lý không lành mạnh, từng trải qua “vết thương thời thơ ấu”... Những vấn đề đó, cần có sự chú ý đầy đủ của NTV.

Bài 3. ĐẶC TRƯNG VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP CỦA HỌC SINH

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 4 VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ

Đối tượng của Tư vấn tâm lý trường học phần nhiều là học sinh vị thành niên. Phương thức hình thành vấn đề ít nhiều cũng liên quan với sinh hoạt nhà trường, hình thức biểu hiện của vấn đề rất đa dạng, xét nguyên nhân bên trong cũng có nhiều nhân tố. Do đó lúc đánh giá vấn đề cũng có những mức độ khó khăn nhất định. Trong bài này chỉ đưa ra 5 loại vấn đề tâm lý thường gặp. Phân tích đặc trưng hình thành của nó, đồng thời chỉ rõ những điều cần lưu ý khi đánh giá.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 85 - 87)