Chứng trạng của bệnh sợ hã

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 126 - 127)

II. TRỪNG PHẠT

1. Chứng trạng của bệnh sợ hã

Chứng sợ hãi là một loại bệnh chức năng cơ quan thần kinh thường gặp, thơng thường do kích thích của sự vật hoặc hồn cảnh đặc biệt nào đó gây ra, khiến con người tạo ra một phản ứng vừa khơng hợp lý, vừa khơng có cách khống chế, thành sợ hãi.

Ví dụ: Một nữ sinh rất sợ chuột, một hơm có nam sinh ác ý trêu, đem con chuột chết đặt gần chỗ bàn học của sinh nữ đó. Lần đầu, phát hiện ra chuột, nữ sinh gần ngất xỉu. Về

sau nhìn thấy chuột trên truyền hình, phim ảnh, thậm chí chỉ cần nghe người khác nhắc đến chuột là nữ sinh ấy phát run vì sợ. Biểu hiện của sợ hãi tương tự như sợ sệt cao độ. Thông thường biểu hiện ở 3 phương diện:

(1) Phương diện vận động thân thể: Thân thể ra sức trốn tránh sự vật hoặc hoàn cảnh gây ra sợ hãi, hoặc khi gặp phải thì hết sức cẩn thận, thậm chí phát run một cách kích động thần kinh.

(2) Phương diện hoạt động sinh lý: Phản ứng sinh lý bất thường như tim đập loạn và nhanh, sắc mặt tái, toàn thân lẩy bẩy, có khi cịn xuất hiện buồn nôn, tê tái, vã mồ hôi, trợn trắng mắt...

(3) Phương diện phản ứng tâm lý: Hoạt động và trạng thái tâm lý biến đổi tiêu cực, chủ yếu là sức chú ý khơng tập trung, khơng có cách khống chế tinh thần, cảm thấy căng thẳng và lo nghĩ cực độ, có khi cịn biến thành nóng nảy hấp tấp, dễ nổi giận. Trong lịng ln xuất hiện suy nghĩ: “Nguy hiểm quá rồi”, “Bây giờ biết làm thế nào", “Khơng được rồi”, “Mình phải nhanh chóng rời khỏi đây”...

Yêu cầu chỉ rõ: Khi trước mặt sắp sửa có một sự việc hay hồn cảnh có tính chất đột phát hoặc nguy cấp xảy ra, thường cũng hay có các phản ứng như trên.

Ở đây chưa nói hết các biểu hiện của chứng sợ hãi, đối với sự vật, hoàn cảnh riêng biệt, gây ra những phản ứng sợ hãi khác nhau. Tùy theo lứa tuổi, sự từng trải của mỗi người mà sự phản ứng sợ hãi cũng khác nhau, mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập làm việc khác nhau.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 126 - 127)