Thể hiện sự đồng cảm có thể thực hiện thơng qua phương thức ngôn ngữ và phi ngơn ngữ.
1. Ngơn ngữ khích lệ:
Nghĩa là đưa ra các phản ứng ngôn ngữ đơn giản như “ừ”, “vâng”, “tôi hiểu”, “à”, “ồ” để bày tỏ sự đồng tình, điều này khơng chỉ giúp cho việc truyền đạt những đồng cảm ban đầu, mà cịn giúp ĐTĐTV đi sâu tìm hiểu bản thân mình. Đồng thời, nó cịn là một trong những kỹ năng lắng nghe.
Ví dụ:
ĐTĐTV: “Tơi rất ghét GV phụ trách của chúng tôi.” NTV: “ừh”.
ĐTĐTV: “Ơng ấy khơng hề quan tâm đến ý kiến của học sinh, làm việc rất chuyên quyền độc đoán.”
NTV: “Vậy sao?”.
2. Lặp lại những từ ngữ hay câu cú quan trọng
Nghĩa là lặp lại những từ, những câu quan trọng trong lời nói của ĐTĐTV, thể hiện sự lắng nghe và thăm dò, làm cho ĐTĐTV mở rộng đề tài được nhấn mạnh. Việc lặp lại này cịn có tác dụng nhấn mạnh, đối chiếu. Nhưng, khi truyền đạt sự đồng cảm, kỹ năng này không thể sử dụng nhiều lần để tránh ĐTĐTV có cảm giác như NTV đang nói vẹt. Ví dụ: ĐTĐTV: “Tơi rất ghét GV phụ trách của chúng tôi”.
NTV: “Rất ghét à?” (lặp lại từ quan trọng).
“Bạn rất ghét GV phụ trách của các bạn.” (lặp lại câu)
ĐTĐTV: “Đúng vậy. Ơng ta khơng chịu lắng nghe ý kiến của học sinh, làm việc rất chuyên quyền độc đoán”.
NTV: “Thực sự độc đoán sao?” (lặp lại từ quan trọng).
“Bạn nói là ơng ta khơng chịu lắng nghe ý kiến của học sinh, làm việc rất chuyên quyền độc đốn, đúng khơng?” (lặp lại câu).
3. Lặp lại mang tính khái quát
Thể hiện những nội dung mà ĐTĐTV trần thuật một cách súc tích, ngắn gọn. Việc lặp lại mang tính khái qt đặc biệt có ích trong việc truyền đạt sự đồng cảm. Công thức: “Bạn cảm thấy... bởi vì...” có thể giúp NTV nhanh chóng khái qt được ý ĐTĐTV. Ví dụ
ĐTĐTV: “Tơi rất ghét GV phụ trách của chúng tơi. Ơng ta lúc nào cũng đứng trên góc độ của mình để phán xét. Trong lớp có chuyện gì hay có hoạt động gì ơng ta cũng khơng thèm hỏi ý kiến học sinh. Ơng ta muốn làm gì thì làm, cũng chẳng nghĩ đến cảm nhận và suy nghĩ của chúng tôi. Chúng tôi giống như những người gỗ, quả thật không thể chịu nổi ông ta”.
NTV: “Bạn cảm thấy rất tức giận, bởi vì bạn cho rằng GV phụ trách của các bạn rất chun quyền độc đốn, khơng dân chủ”.
4. Diễn đạt bằng phi ngôn ngữ
NTV đôi khi vận dụng phản ứng phi ngôn ngữ, để diễn đạt sự tán đồng, chấp nhận và tìm hiểu ĐTĐTV. Diễn đạt bằng phi ngơn ngữ thường là dùng ánh mắt chăm chú, gật đầu đồng ý, vẻ mặt, tư thế, ngữ điệu, khoảng cách, v.v... Ví dụ, nhìn ĐTĐTV một cách tự nhiên, vẻ mặt thoải mái tự nhiên, thể hiện tình cảm một cách sinh động và biến đổi phong phú. Tư thế hơi nghiêng về phía ĐTĐTV, duy trì thái độ cởi mở; khoảng cách giữa hai người khoảng 0,8m, thích hợp cho việc trao đổi tâm tình và khơng để ĐTĐTV cảm thấy quá gần hay quá xa; sử dụng cách ra hiệu gật đầu, ngữ điệu, ngữ khí thích hợp,v.v... Thể hiện phi ngơn ngữ đơn giản hơn nhiều so với ngôn ngữ, đôi lúc lại rất hiệu quả. Nhưng, khi dùng phi ngôn ngữ để thể hiện sự đồng cảm, nên chú ý đến vấn đề giới tính, tuổi tác, văn hóa, phong tục tập quán giữa hai bên, tránh phát sinh những hậu quả không đáng hoặc trái ngược với mong muốn.