THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG HỘI ĐÀM

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 82)

Đề cương hội đàm có thể giúp NTV xác định rõ mục đích hội đàm, tiết kiệm thời gian, nhắm thẳng vào vấn đề, làm nổi bật trọng điểm, giảm thiểu khả năng nói tùy ý dẫn đến bỏ sót thông tin, để sưu tập tư liệu một cách có hệ thống hơn.

Thông thường đề cương hội đàm bao gồm hai phần: - Tư liệu về hoàn cảnh của ĐTĐTV;

- Tư liệu sự kiện (vấn đề).

1. Tư liệu về hoàn cảnh của đối tượng được tư vấn

Hoàn cảnh của ĐTĐTV chủ yếu là: tư liệu về thân phận, tư liệu gia đình, lịch sử cá nhân, hoàn cảnh xã hội đã trải qua, tình hình cuộc sống hiện tại...

Cụ thể hơn:

- Tư liệu thân phận bao gồm: họ tên, tuổi, trình độ học vấn (lớp mấy, cấp mấy...). Nếu như ĐTĐTV không muốn tiết lộ lớp và tên thật, NTV cam đoan sẽ giữ nguyên tắc bảo mật để họ không lo lắng. Dùng thực tế không được, thì sẽ dùng mã số, biệt hiệu để biểu thị.

- Tư liệu gia đỉnh: Chủ yếu đề cập tới tình hình cha mẹ, anh chị em ruột, thái độ đối với cha mẹ, anh chị em..., quan hệ khác nhau giữa các thành viên trong gia đình, có lịch sử bệnh di truyền hay không? Nề nếp văn hóa gia đình, tín ngưỡng tôn giáo...

- Lịch sử kinh nghiệm xã hội của cá nhân: là những thông tin mang tính chất phát triển, có trong quá trình xã hội hoá cá thể, cụ thể: quá trình được giáo dục, lịch sử bệnh tật, lịch sử giao tiếp (với người đồng giới, khác giới, đồng tuổi, hoặc lớn tuổi, cha, mẹ, giáo viên..., sở trường, sở thích, và những ưu khuyết, năng lực sáng tạo, lý tưởng, quan niệm... do bản thân tự nêu ra, cần chú ý đến một số biến đổi đột nhiên, nổi bật trong các sự việc, trong cuộc sống.

- Tỉnh hình cuộc sống, sinh hoạt hiện tại: bao gồm nội dung hoạt động, cuộc sống thường ngày, sắp xếp kế hoạch, mục tiêu, bao gồm cả việc đánh giá cuộc sống hiện tại và cách nhìn đối với tương lai.

2. Tư liệu sự kiện (vấn đề) của đối tượng được tư vấn

Tư liệu vấn đề của ĐTĐTV là tình trạng sức khỏe tâm lý, những sự việc đặc biệt có liên quan gây ra vấn đề và thông tin của bản thân vấn dề.

Tình trạng sức khỏe tâm lý bao gồm các phương diện về nhận thức tình cảm và hành vi. Bởi vì đa số đối tượng này đều rất mẫn cảm với sức khỏe tâm lý của mình, nên không dùng phương thức vấn hỏi trực tiếp về sức khỏe tâm lý, mà chỉ chú ý quan sát biểu hiện của đối tượng qua quá trình hội đàm, ví dụ: phong cách trang điểm, tính lưu loát của ngôn ngữ, động tác và ngôn ngữ có trùng lắp tính chất thần kinh không? Có lẩn tránh ánh mắt nhìn thẳng của NTV không? Có khiếm khuyết về mặt sinh lý không? Có luôn cắn móng tay không? Có quá chú ý tới tu từ hay không? Khả năng tư duy chậm chạp hay nhanh nhạy? Biểu đạt thông tin phi ngôn ngữ có nhất quán cùng nội dung biểu đạt ngôn ngữ không?...

tâm lý thời thơ ấu, hoặc những sự việc mà đối tượng dù chưa phát dác nhưng lại đủ để gây ra vấn đề hiện nay. Việc này yêu cầu NTV phải hết sức chú ý đến những biểu hiện rất nhỏ của “thông tin phi ngôn ngữ” mà đối tượng diễn đạt trong lúc nói chuyện.

Thông tin của bản thân vấn đề bao gồm: thời gian, địa điểm, tình hình trước và sau khi xảy ra vấn đề, tình hình giải quyết lúc đó hay chưa giải quyết, tình cảm tự nghiệm về việc phát sinh vấn đề, nhận thức mục đích và hành vi phản ứng cụ thể,..., đồng thời còn có thể đề cập tới cả quan hệ của những người có liên quan tới việc xảy ra vấn đề, số lần xảy ra vấn đề, những thông tin về mục tiêu mà đối tượng muốn giải quyết, động cơ xin giúp đỡ, lòng tin với việc giải quyết vấn đề, ưu thế của bản thân, giúp đỡ của bên ngoài.

Rất nhiều khi vấn đề của đối tượng không xuất hiện đơn lẻ. Trên cơ sở tìm hiểu sơ bộ vấn đề, NTV cần chú ý đặc trưng biểu hiện bên ngoài và ẩn giấu bên trong, phân rõ vấn đề chủ yếu, thứ yếu, nhắc nhở và giúp đỡ đối tượng xác nhận, yêu cầu giải quyết vấn đề trước mắt.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)