CỦA GIÁO VIÊN
Trong trường học, người GV đảm nhận một trọng trách cao cả là giáo dục con người, truyền thụ tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng đã được nhân loại sáng tạo và tích lũy từ hàng ngàn năm qua cho thế hệ sau. Người GV không phải chỉ dạy học tri thức mà quan trọng hơn cả là giáo dục đạo đức con người. Để hoàn thành 2 trọng trách này thì người GV cần phải bảo đảm về sức khoẻ tâm lý của bản thân.
khỏe mạnh
Một người GV đạt yêu cầu không phải chỉ cần có một kiến thức chuyên môn phong phú, thành thạo kỹ năng giảng dạy mà cần phải có một nhân cách kiện toàn và trạng thái tâm lý khoẻ mạnh. Từ một mức độ nào đó mà nói thì tiêu chuẩn sau càng quan trọng và chính yếu hơn, nó là tố chất cần phải có ở một GV ưu tú. GV là nhân vật quan trọng trong mắt học sinh, là tấm gương để học sinh noi theo. Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở thì sức ảnh hưởng của người GV là không ai có thể so sánh được. Do đó để bồi dưỡng được lớp người sau có tâm lý khoẻ mạnh và những công dân tốt cho tương lai thì việc giữ cho tâm lý khỏe mạnh của bản thân người GV là hết sức cần thiết. Có tài liệu cho thấy, mức độ sức khỏe tâm lý của người GV tỉ lệ thuận với mức độ sức khỏe tâm lý của học sinh. Mọi người thường nói: “Hiệu trưởng như thế nào thì trường lớp sẽ như thế ấy; người GV như thế nào thì học sinh như thế ấy.” Một GV có tâm lý khỏe mạnh, tính cách cởi mở, tình cảm trong sáng thì luôn luôn dùng phương pháp tích cực đối với học sinh, khiến học sinh cảm thấy thoải mái vui vẻ, từ đó có tác dụng giúp học sinh hình thành nhân cách khỏe mạnh. Ngược lại, một GV có tâm lý không khỏe mạnh, với tâm trạng tiêu cực hoặc căng thẳng, âu lo hoặc lạnh nhạt, trầm mặc hoặc dễ nóng giận, cộc cằn, từ những tâm trạng này mà luôn áp dụng những phương thức đơn giản, thô bạo với học sinh, khiến học sinh cảm thấy oan ức, căm giận, đồng thời có thể dẫn đến sự mất cân bằng tâm lý. Trong quá khứ, giáo sư Solomon đã chỉ ra: “Về phương diện phát triển nhân cách của bản thân, ảnh hưởng của người GV chỉ đứng sau ảnh hưởng của cha mẹ mà thôi. Một đứa trẻ nếu như có một gia đình hạnh phúc, được hưởng tình yêu của cha mẹ và được một người thầy có tâm lý khỏe mạnh giảng dạy thì đây là điều không còn gì hạnh phúc bằng. Ngược lại, nếu như đứa trẻ ấv đã không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ phía cha mẹ mà còn chịu sự ràng buộc vô cớ từ một GV có tâm trạng không ổn định, thì tất sẽ tạo thành rất nhiều vấn đề về phát triển tâm sinh lý”. Do vậy người GV càng phải cần giảng dạy, giáo dục tốt hơn mà trong đó tâm lý khỏe mạnh của bản thân là vô cùng quan trọng.
2. Tâm lý khỏe mạnh của người giáo viên có tác dụng phát huy năng lực giảngdạy của họ dạy của họ
Tâm lý khỏe mạnh của người GV luôn có tác dụng tạo ra một bầu không khí tốt trong học đường, qua đó giúp cho hoạt động giảng dạy được tiến hành thuận lợi hơn, nâng hiệu suất giảng dạy lên mức cao nhất. Đồng thời người có tâm lý khỏe mạnh luôn nhận thức sâu sắc và toàn diện về bản thân. Họ luôn có thể lý giải và nắm vững một cách rõ ràng về quy luật sinh vật của bản thân, biết kết hợp giữa lao nhọc và an nhàn, dùng trí não một cách khoa học. Từ đó có thể phát huy tiềm năng của bản thân tốt hơn.
Ngoài ra tâm trạng lạc quan, ý chí kiên định, tính cách nhiệt tình của bản thân cũng có tác dụng phát huy năng lực của một người. Nhà tâm lý học người Mỹ A. Roe và D.W. Mackinnon, trong nghiên cứu nhân tài mang tính sáng tạo đã chứng minh: Ở nhân tài sáng tạo luôn có một tính cách nhiệt tình, phấn đấu kiên nghị hơn người bình thường. Vì
vậy người GV cần phải rèn luyện năng lực của bản thân để có một tâm lý khỏe mạnh.
3. Tâm lý khỏe mạnh của người giáo viên có tác dụng thúc đẩy sự khỏe mạnhcủa cơ thể của cơ thể
Trên thực tế nghề giáo là một nghề luôn đón nhận kích thích. Trong cuốn “Tâm lý học giảng dạy”, GS. David Ferdana đã chỉ ra, qua một cuộc điều tra GV trung học và tiểu học ở Anh và phát hiện trên 72% số GV đều đã trải qua mức độ đón nhận kích thích trung bình, 23% khác thì có cảm giác đón nhận kích thích rất nghiêm trọng. Tất cả chúng ta đều biết, trạng thái đón nhận kích thích đối với con người có ảnh hưởng rất lớn, đến sự căng thẳng về tâm sinh lý của bản thân. Điều này có lợi cho việc cơ thể sẽ cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề cấp bách, duy trì một độ căng thẳng nhất định, giữ được sự cảnh giác cao độ, có lợi cho việc phát huy công năng nhận thức, khiến cơ thể có thể đưa ra những phán đoán và những hành động can đảm mà lúc bình thường không thể thực hiện được. Thế nhưng có khi đón nhận kích thích sẽ tạo thành sự căng thẳng cao độ, làm trở ngại đến sự phát huy bình thường của công năng nhận thức. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến sự hạn chế về cảm nhận và chú ý của con người, tư duy trì trệ, hành động rập khuôn, năng lực xử lý các sự việc bình thường bị giảm sút đi rất nhiều.
Có thể thấy được khi thời gian con người đón nhận kích thích quá dài hay quá mạnh sẽ dẫn đến tổn hại sức khỏe cơ thể bản thân. Nghiên cứu cho thấy, trạng thái đón nhận kích thích trong thời gian dài sẽ làm suy thoái cơ chế bảo vệ hoá học sinh vật cơ thể, từ đó sẽ dẫn đến sự xuất hiện của một vài tật bệnh. Trạng thái đón nhận kích thích thường xuyên sẽ gây ra trì trệ hoạt động của hệ thống tiêu hóa, dẫn đến viêm loét, thậm chí làm cho cơ quan của cơ thể xảy ra sự thay đổi mang tính vật lý, xuất hiện sự tăng trưởng của tổ chức các tế bào dị thường hay biến chứng ung thư. Mặt khác đối với người GV, nếu như các vấn đề trong cuộc sống và công việc trong thời gian dài vẫn không được giải quyết thì sẽ sản sinh ra tâm trạng xấu đi và cuối cùng sẽ tồn tại dưới hình thức “số lẻ tích tụ thành khối”, phá vỡ đi cực hạn gánh chịu của tâm lý mà bộc phát. Hơn nữa tâm trạng tiêu cực trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho cơ quan của cơ thể gây ảnh hưởng không tốt đến cả cơ thể, chẳng hạn như cơ bắp trong thời gian dài chịu căng thẳng sẽ dẫn đến đau đầu nghiêng, phong thấp hay chứng viêm tổ chức sợi, viêm da thần kinh...
Do đó, thông qua tư vấn tâm lý để nâng cao mức độ tâm lý khoẻ mạnh của GV có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sức khoẻ tâm lý của GV bao gồm: nhìn thẳng hiện thực, tình cảm tích cực, ý chí kiên cường, quan hệ hài hoà, thích ứng tốt đẹp, v.v...