TÍNH CHẤT VÀ LOẠI HÌNH HỘI ĐÀM ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 81 - 82)

Nói một cách xác đáng, phương pháp hội đàm là NTV thông qua đối thoại với ĐTĐTV để thu được thông tin liên quan của đối tượng đó, để hiểu rõ tình trạng, tính chất và ngun nhân sinh ra vướng mắc tâm lý của nó, cuối cùng đạt được mục đích đánh giá vấn đề tâm lý.

Trong tư vấn tâm lý học đường, đối tượng hội đàm, chủ yếu là học sinh. Đối tượng hội đàm cũng có thể là phụ huynh hoặc giáo viên, để giúp đỡ hiểu thêm những thông tin tương quan.

Căn cứ vào chức năng các cuộc hội đàm khác nhau, có thể phân thành: hội đàm đánh giá và hội đàm trị liệu.

- Hội đàm đánh giá có mục đích đánh giá nhận định. - Hội đàm trị liệu đặt ra mục đích trị liệu.

Bài này chủ yếu giới thiệu về nghệ thuật ra phương pháp của hội đàm mang tính chất đánh giá.

Căn cứ vào phương thức tiến hành hội đàm khác nhau mà phân thành hai loại. - Hội đàm theo phương thức kết cấu;

- Hội đàm theo phương thức phi kết cấu;

Hội đàm theo dạng kết cấu, tức chủ yếu căn cứ theo yêu cầu tư liệu thông tin đã thu được, dùng phương thức trình tự hoặc định hướng tương đối cố định, xây dựng thành đề cương của hội đàm. Trong quá trình hội đàm, NTV căn cứ theo đề cương, chủ động tiến hành phát vấn đối với ĐTĐTV, yêu cầu trả lời theo vấn đề của câu hỏi.

Rõ ràng là hội đàm theo phương thức này giúp cho NTV tìm hiểu, thu thập được thơng tin một cách có hệ thống, tiến hành nêu câu hỏi và truy xét một cách có trọng tâm, có mục đích, đề phịng bỏ sót vấn đề cần hỏi...

Tuy nhiên, kiểu đặt câu hỏi cố định, theo mục đích có sẵn như vậy, sẽ làm cho tồn bộ cuộc hội đàm trở nên khô khan, cứng nhắc, dễ gây mệt mỏi, khiến cho ĐTĐTV nảy sinh tư tưởng chán ngán, khơng có cách nào để thu được tư liệu, thơng tin một cách tỉ mỉ, tường tận.

Hình thức hội đàm phi kết cấu, cịn gọi là hội đàm tự do. Phương thức hội đàm này khơng có trình tự và đề cương định sẵn, cũng khơng có mục tiêu theo định hướng. NTV và ĐTĐTV tự do nói chuyện trao đổi với nhau trong hoàn cảnh nhẹ nhàng, thoải mái tự nhiên, để đối tượng thổ lộ những cảm nhận chân thực trong lòng mình một cách tự nhiên, tiến tới diễn đạt một cách không ngần ngại, không cần biết đến vấn đề và thơng tin có liên quan của mình.

So với phương thức hội đàm kết cấu, thì phương thức hội đàm tự do có tính linh hoạt cao, nội dung thảo luận phong phú, nhưng lại rất khó khống chế, địi hỏi NTV phải tương đối “cao tay”.

Thơng thường, nếu kinh nghiệm của NTV còn chưa phong phú, sẽ tương đối thích hợp với phương thức hội đàm kết cấu, để tránh tình trạng “nắm dược điều này lại bỏ sót diều kia”.

Trên thực tế, những NTV có kinh nghiệm, khi mới bắt đầu hội đàm, có thể trong hội đàm tự do, họ từ từ lập ra đề cương hội đàm. Họ còn căn cứ vào kinh nghiệm, phân định trạng thái sức khỏe tâm lý và đặc trưng tính cách của đối tượng, từ đó lựa chọn phương thức hội đàm tương ứng.

Trong những tình huống bình thường, cần dùng cùng cả hai loại phương thức này. Trong lý luận gọi đó là phương thức hội đàm bán kết cấu.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 81 - 82)