NGUYÊN TẮC CỦA TƯ VẤN TÂM LÝ PHỤ HUYNH

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 171)

Tư vấn tâm lý phụ huynh tuân theo những nguyên lý và nguyên tắc của tư vấn tâm lý. Ngoài ra, với tình hình thực tiễn và đặc điểm cụ thể của tâm lý phụ huynh, nó còn đặc biệt chú ý và tuân theo một số nguyên tắc dưới đây:

1. Tôn trọng và bảo hộ quyền lợi của học sinh

Tư vấn tâm lý phụ huynh là một bộ phận của tư vấn tâm lý lấy học sinh làm trung tâm, được hình thành trên cơ sở nhu cầu của đối tượng tư vấn là học sinh. Chính vì thế, không nghi ngờ gì nữa, học sinh chính là đương sự quan trọng nhất của tư vấn tâm lý. Ngay cả trong tư vấn tâm lý học sinh cũng là một trong những đương sự của quá trình tư vấn. Nhưng khi xử lý mối quan hệ giữa NTV với học sinh và với phụ huynh thì NTV đầu tiên phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích và quyền lợi của học sinh, đặc biệt khi hai điều ấy đứng trước tiềm ẩn xung đột và mâu thuẫn thì càng phải như thế.

Một lý do khác khi nhấn mạnh việc tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của học sinh vì học sinh vốn là đối tượng được bảo vệ, đặc biệt là học sinh trung học, tiểu học - những người vẫn còn ở tuổi vị thành niên. Trong quá trình tiến hành tư vấn đối với học sinh,

NTV sẽ phát hiện ra một số vấn đề tâm lý của học sinh có thể liên quan đến một số thái độ giáo dục và những phương thức không tôn trọng con cái của phụ huynh. Nếu khi NTV tiến hành tư vấn tâm lý phụ huynh, vì chiều theo phụ huynh mà xem như không biết những điều này thì không những việc tư vấn khó thu được hiệu quả, mà còn làm tổn hại thêm lợi ích của học sinh.

Trong thực tiễn của tư vấn tâm lý phụ huynh, NTV cần phải chú ý những điểm dưới đây:

(1) Khi mới bắt đầu tư vấn tâm lý phụ huynh, bất luận là biết được nguồn tư liệu của học sinh từ phụ huynh hay là tiến hành can thiệp vào việc giáo dục hoặc tâm lý của phụ huynh thì trước tiên cần phải có được sự đồng ý và thông cảm của học sinh;

(2) Trong quá trình tư vấn, những thông tin có được từ học sinh đều phải tuân theo qui định bảo mật. Ngoại trừ được học sinh đồng ý, NTV không được đem những thông tin tư vấn đó ra trao đổi với phụ huynh. Ngay cả được sự đồng ý của học sinh thì phạm vi và mức độ tiết lộ thông tin cũng cần phải cẩn thận xử lý;

(3) Trong quá trình tư vấn tâm lý, nếu như học sinh thuật lại hoặc NTV biết được sự thật về quyền lợi và lợi ích hợp pháp của học sinh bị xâm phạm ở ngoài nhà trường thì NTV cần phải phối hợp với phụ huynh ngăn chặn sự việc này tái diễn. Nếu sự xâm phạm về quyền lợi và lợi ích của học sinh có liên quan đến phụ huynh thì cần phải thẳng thắng khuyên răn phụ huynh ngừng ngay những hành vi xâm phạm của mình. Nếu như học sinh phải chịu sự xâm phạm nghiêm trọng thì NTV cần phải phản ánh đến những cơ quan có liên quan, tìm sự đồng tình của xã hội. Đương nhiên, những việc làm đó phải đặc biệt cẩn thận, cố gắng có được sự thông cảm và phối hợp của học sinh, đồng thời tránh cho họ có thể gặp phải những tổn hại như trả thù, đả kích,...

(4) Khi có sự mâu thuẫn và xung đột giữa lợi ích yêu cầu tư vấn của học sinh với lợi ích yêu cầu tư vấn của phụ huynh thì NTV trước hết phải nghĩ đến việc thoả mãn lợi ích và yêu cầu của học sinh.

2. Tôn trọng phụ huynh học sinh

Phụ huynh học sinh là đương sự trực tiếp của tư vấn tâm lý phụ huynh. Vì thế NTV phải tôn trọng phụ huynh học sinh, đối xử bình đẳng. Bất luận là biết được nguồn thông tin của học sinh từ phụ huynh, hay là đảm nhận cố vấn giáo dục cho phu huynh học sinh, cung cấp việc hướng dẫn giáo dục gia đình thì NTV cũng không được lấy danh nghĩa chuyên gia hoặc quyền hạn của bản thân mà ép buộc phụ huynh tiếp nhận những kiến nghị của mình.

Tôn trọng phụ huynh học sinh sẽ giúp ích cho việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp tin tưởng lẫn nhau, hiểu và hợp tác với nhau. Điều này giúp cho việc điều động tính tích cực tham gia vào quá trình tư vấn của phụ huynh học sinh, giúp cho phụ huynh học sinh tạo ra sự phối hợp và thay đổi tích cực, cũng giúp cho NTV và phụ huynh học sinh cùng

nhau chế định một phương án tích cực và phát triển mạnh khỏe cho học sinh.

Khi thực hiện nguyên tắc tôn trọng phụ huynh học sinh, NTV cần phải chú ý những điểm dưới đây:

(1) Tôn trọng ý nguyện của phụ huynh học sinh. NTV có thể khích lệ phụ huynh nhưng không thể cưỡng bức phụ huynh tham gia tư vấn. Phụ huynh có quyền từ chối phương án tư vấn và phương án giáo dục gia đình, NTY không thể ép buộc họ tiếp nhận;

(2) Trong quá trình tư vấn, NTV cần phải tôn trọng quan niệm về giá trị, quan niệm về giáo dục, phong tục và tập quán của phụ huynh, không thể lấy danh nghĩa là người hướng dẫn tâm lý giáo dục mà ngang ngược chỉ trích, can thiệp đối với phụ huynh hoặc đem tất cả những vấn đề của học sinh đổ lên đầu phụ huynh;

(3) Tôn trọng sự riêng tư của phụ huynh học sinh, bảo mật về tư vấn tâm lý cho phụ huynh. Trong tư vấn tâm lý phụ huynh, sự hiểu biết về những vấn đề của học sinh và mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái sẽ không tránh khỏi có liên quan đến nhiều nội dung về quan hệ hôn nhân, quan hệ hàng xóm láng giềng, quan hệ thân thuộc, quan hệ gia đình và xã hội, điều kiện sức khoẻ, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị của những thành viên gia đình của phụ huynh học sinh. Đối với những điều này, NTV phải bảo mật, phải tôn trọng quyền riêng tư của phụ huynh học sinh. Những nội dung nào có thể trao đổi cùng học sinh, nội dung nào không thể trao đổi cùng học sinh, NTV phải tôn trọng ý nguyện của phụ huynh, cùng nhau bàn bạc để đi tới lập trường thống nhất.

3. Nguyên tắc trung lập

Trong quá trình tư vấn tâm lý gia đình, thường thì phải tiếp xúc từ một đương sự trở lên, nhưng lợi ích, địa vị, quan điểm, cách sống,... không giống nhau giữa những đương sự mà hình thành nên mối quan hệ chen lẫn nhau, giữa hai bên có sự hợp cũng có sự cạnh tranh, có sự bất đồng thậm chí là đối lập. Việc yêu cầu phải tôn trọng đương sự có làm cho NTV đối diện với áp lực rất lớn, hơn nữa NTV lại khó tránh khỏi việc chen vào trong mối quan hệ gia đình. Ví dụ như trong quá trình tư vấn thực tế, bên đương sự này luôn tỏ ra bất mãn đối với bên đương sự kia, nhấn mạnh nỗi “oan ức” mà bản thân phải chịu, nhấn mạnh tính hợp lý của hành vi bản thân và hy vọng NTV sẽ đứng về phía mình, đồng thời bên đương sự kia cũng có thái độ giống như thế. Đối với sự việc này, NTV phải đứng trên lập trường trung lập mà nhẫn nại lắng nghe, tỏ ra tiếp thu và thông cảm với cả hai bên nhưng không nên quá cuốn hút vào đó, không nên tuỳ ý phát biểu ý kiến và nhận định của mình, cũng không nên tỏ ra thông cảm quá mức nhằm tránh cho bản thân dính vào trong mâu thuẫn gia đình và vào vòng xoáy của sự tranh chấp, như thế sẽ đặt bản thân vào thế bị động, vào trong cục diện bất lợi.

Đương nhiên nguyên tắc trung lập không phải là không cần quan niệm giá trị. Ngược lại, trong tư vấn tâm lý gia đình, NTV cần phải duy trì giá trị dẫn dắt rõ ràng của mình, thúc đẩy những thành viên gia đình tạo ra sự thay đổi theo hướng mà mình mong muốn. Chỉ cần NTV không nên lấy quan điểm giá trị của mình làm qui tắc, tuỳ ý phán

đoán giá trị đối với đương sự. Đặc biệt là vào thời kỳ đầu của quá trình tư vấn, khi quan hệ tư vấn tốt đẹp chưa được tạo dựng, NTV cần phải tương đối thoát ly sự tranh chấp quyền lợi, bất đồng về quan điểm giữa những đương sự với nhau, duy trì khách quan và công chính nhằm làm cho quá trình tư vấn đi đến giai đoạn tiếp theo.

Bài 2. TƯ VẤN TÂM LÝ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 8. TƯ VẤN TÂM LÝ PHỤ HUYNH

Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái. Con cái trước khi đi vào xã hội độc lập thì có 2/3 thời gian trải qua ở gia đình. Quan hệ huyết thống cùng với việc sớm chiều bên nhau đã hình thành nên tính quyền uy, tính quyết định và tính hiệu quả thực tế của giáo dục gia đình. Vì thế giáo dục gia đình có tác dụng đặt nền móng cho sự trưởng thành của con cái. Tư vấn tâm lý gia đình là một mặt rất quan trọng trong tư vấn tâm lý phụ huynh. Nó chủ yếu bao gồm hai mặt, đó là hướng dẫn của phương thức giáo dục phụ huynh và giúp đỡ tâm lý của sức khoẻ tâm lý phụ huynh. Dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu từng nội dung.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 171)