Tự mình biểu lộ cịn gọi là tự bộc lộ hoặc tự khai mở. Khái niệm này ban đầu do Jie La De (Jourad) đề ra, ý nói NTV trong tình hình cần thiết, thơng qua cảm thụ hoặc từng trải, kinh nghiệm cá nhân, NTV diễn đạt một cách thẳng thắn, khuyến dụ và gợi ý ĐTĐTV tự khai mở tâm lý, tiến một bước trong việc bộc lộ thơng tin mang tính chất riêng tư.
Tự biểu lộ, không những hỗ trợ cho việc phát triển quan hệ giữa NTV và ĐTĐTV càng sâu sắc và thân mật hơn, hỗ trợ NTV hiểu một cách rõ ràng về ĐTĐTV, mà nó cịn giúp cho ĐTĐTV tăng thêm ý thức bản thân, thúc đẩy họ tiếp nhận và học tập được cách thức giải quyết vấn đề.
Lazarus cho rằng, tự biểu lộ mang tính ngơn ngữ của NTV có chức năng khai thơng đường giao lưu tư vấn. Các nhà nghiên cứu tâm lý xã hội chỉ rõ: Khi một người tự bộc lộ với người khác ở mức độ nào đó, sẽ khơi nguồn chc ĐTĐTV tự bộc lộ ở mức độ tương ứng. Tiến hành theo quá trình này, quan hệ cá nhân của hai bên sẽ ngày càng mật thiết. Nếu như tự biểu lộ của một bên khơng có khả năng khơi gợi bên kia tự bộc lộ, thì sự tự bộc lộ của họ bị đi vào ức chế.
Aer Tenman (Altmon) và Taiqin (Taylor) gọi quy luật này là “quy tắc cùng nói với nhau” của tự bộc lộ. NTV vận dụng quy luật này trong tư vấn tâm lý một cách tự giác, đem tự bộc lộ của NTV vận dụng một cách nghệ thuật để tạo ra ảnh hưởng có hiệu quả. Điều chủ yếu mà chúng ta nói đến là tự bộc lộ của NTV.
Căn cứ vào thời gian của nội dung đề cập, có thể phân tự biểu lộ thành hai loại: Một loại bộc lộ với ĐTĐTV về cảm nhận của mình trong khi hội đàm. Một loại nói cho ĐTĐTV biết một số tâm tư, cảm nhận và những kinh nghiệm đã trải qua trong quá khứ của mình.
Ngồi ra, cịn phân theo tính chất nội dung của biểu lộ, như tích cực, khẳng định, cũng có thể là tiêu cực, phủ định, có thể phân thành 4 loại tự biểu lộ:
- Hiện tại tiêu cực. - Quá khứ tích cực. - Quá khứ tiêu cực.
Để diễn đạt rõ điều đó, xin đưa ra một số ví dụ: Ví dụ 1:
NTV: “Đối với sự thẳng thắn vừa rồi của bạn, tôi cảm thấy rất vui”. (Hình thức tự biểu lộ hiện tại tích cực).
Nói chung hình thức này tăng thêm sức mạnh ảo, đối tượng được khuyến khích, đồng thời cịn tăng thêm mức độ thiện cảm của ĐTĐTV đối với NTV, làm tăng thêm mối quan hệ giữa NTV với ĐTĐTV. Nhưng thông tin của NTV truyền đạt phải thực tế, mức độ phù hợp chân thành, nếu khơng sẽ hồn tồn phản tác dụng.
Ví dụ 2:
NTV: “Bạn không thực hiện phương án lần trước chúng ta đã đặt ra, tôi cảm thấy rất thất vọng. Nhưng tơi nghĩ rằng chắc bạn có ngun nhân nào đó, có thể cho tơi biết được khơng?” (Hình thức tự biểu lộ quá khứ tiêu cực).
Có lúc NTV khơng nhất thiết phải che giấu những cảm nhận có tính chất “gánh vác” của bản thân. Như vậy trong cái nhìn của ĐTĐTV thì NTV cũng là người bình thường, có tình cảm của bản thân, biểu lộ rất chân thật,... (vơ hình trung cũng đã tăng thêm tình cảm tín nhiệm đối với NTV). Nhưng cần giữ chừng mực khi bộc lộ, không thể cứ thuận đà diễn đạt tâm tư của mình mà bỏ qua tâm tình của ĐTĐTV, lại càng không thể diễn đạt bằng ngôn từ mang tính phủ định hoặc cơng kích đối với ĐTĐTV. Vì thế nửa sau của câu trong ví dụ thứ 2 là cần thiết. Như vậy khơng tạo cho ĐTĐTV một áp lực quá lớn; đồng thời khiến cho ĐTĐTV cảm thấy NTV vẫn hiểu và tin ở mình. Họ sẽ bằng lịng nói ra những suy nghĩ của bản thân.
Ví dụ 3:
NTV: “Tơi rất hiểu tâm tình đó của bạn. Trước đây khi u, lúc được người yêu chấp nhận, tôi cũng vui sướng phát điên lên, cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất trên đời” (hình thức tự biểu lộ q khứ tích cực).
Lúc vận dụng hình thức tự biểu lộ này, NTV khơng được quá mải mê nhìn về quá khứ của mình, say sưa nói về những “đắc ý” của bản thân, mà khơng chú ý tới cảm nhận của đối tượng lúc đó, càng khơng thể đem quá khứ của mình để so sánh với tình trạng hiện thời của ĐTĐTV, làm tổn thương lòng tự tin và tự trọng của họ.
Ví dụ 4:
NTV: “Lo nghĩ chuyện thi cử mà bạn vừa nói, trước đây tơi đã từng trải qua rồi, mỗi lần sắp đến đợt thi kiểm tra là lo “sốt vó” lên, mất ăn mất ngủ, chỉ sợ thi bị “trượt vỏ chuối”. Nhưng càng lo như vậy, học càng không vào, tạo thành vịng tuần hồn ác tính,
khơng biết cảm giác của tơi lúc đó có giống như cảm giác của bạn khơng?” (hình thức tự biểu lộ quá khứ tiêu cực).
Chúng ta thấy rằng tự bộc lộ kinh nghiệm của bản thân là một hình thức hiệu quả, có thể làm cho ĐTĐTV cảm nhận được sự thông cảm, đồng cảm, được sưởi ấm và tín nhiệm, làm tăng thêm nhận thức chung về tâm lý, hỗ trợ tốt cho mối quan hệ giữa NTV và ĐTĐTV. Nhưng khi NTV nói về kinh nghiệm của mình, thì nhất định phải nói đơn giản, rõ ràng, gắn chặt với trọng tâm u cầu tư vấn, khơng được chỉ vì muốn trút hết bất mãn trong lịng mình mà bỏ qua chuyện của ĐTĐTV. Nếu như nói dài dịng, tỉ mỉ rất có khả năng trung tâm của vấn đề chuyển sang hết bên NTV, khơng có lợi gì cho việc giải quyết yêu cầu tư vấn. Ví dụ trên cho thấy NTV tự bộc lộ kinh nghiệm đơn giản của mình rồi tiến thêm một bước nêu ra vấn đề, rất nhanh chóng đem chủ đề câu chuyện chuyển về bản thân của ĐTĐTV một cách sáng suốt.
Khi tiến hành tự mình bộc lộ, cần chú ý mấy điểm sau:
- Thứ nhất: Tự mình biểu lộ của NTV phải đúng lúc. NTV nhất thiết phải gắn chặt yêu cầu tư vấn, nhận định khi nào nên nói, có thể giúp đỡ ĐTĐTV bộc lộ để đạt mục tiêu hội đàm thì mới nói.
- Thứ 2: Tự bộc lộ của NTV cần có giới hạn, đơn giản, rõ ràng, xoáy trọng tâm câu chuyện sang một phía của mình, phải tránh gây cho ĐTĐTV nảy sinh so sánh liên tưởng tiêu cực, làm tổn hại đến lòng tự tin. Mặt khác số lần bộc lộ của NTV cũng không được quá nhiều. Nếu quá nhiều, sẽ khiến cho ĐTĐTV có thể nhìn lệch, đánh giá rằng NTV cố ý “đặt chuyện” giả dối, như vậy khơng đạt mục đích “cùng cho nhau biết”, mà cịn có khả năng làm cho ĐTĐTV hoài nghi.
- Thứ ba: Tự biểu lộ của NTV cũng giữ độ sâu sắc thích ứng với mức độ quan hệ mật thiết giữa hai bên. Nghiên cứu cho thấy: Nếu như quan hệ giữa NTV và ĐTĐTV còn mới mẻ mà NTV đã tự bộc lộ những điều sâu sắc, không những khơng làm tăng thêm tín nhiệm mà ngược lại cịn làm cho ĐTĐTV khó hiểu, ngạc nhiên, thậm chí lo ngại. Trong trường hợp quan hệ đã sâu sắc, mà NTV chỉ tự bộc lộ giản đơn hoặc khơng tự mình bộc lộ thì cũng khơng thể gợi ý để ĐTĐTV tự khai mở, không làm cho cuộc hội đàm thuận lợi hơn.
- Thứ tư: Những vấn đề mà NTV tự bộc lộ phải thể hiện được sự thông hiểu và tôn trọng đối với ĐTĐTV. Nhất thiết khơng đưa ra những tình cảm làm kinh ngạc, khơng thể lý giải hoặc đáng ghét, tránh làm cho ĐTĐTV căng thẳng, bất an, hoang mang lo lắng, khơng biết thế nào và “đóng kín” khơng tự bộc lộc. Như vậy sẽ phá vỡ quan hệ tín nhiệm đã có, và tiến trình tư vấn cũng khơng đạt mục đích như ý muốn.