QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 78)

Đánh giá vấn đề tâm lý của học sinh cần tiến hành theo mấy bước sau: Thu thập tư liệu; Tổng hợp tư liệu; Phân tích giả thiết vấn đề trước mắt.

Thu thập tư liệu là cơ sở và then chốt của tồn bộ q trình đánh giá, NTV phải đặt câu hỏi kỹ lưỡng, tỉ mỉ. Yêu cầu tư liệu tìm hiểu phương diện nào của ĐTĐTV? Bắt đầu từ ai? Dùng phương pháp nào để tiến hành thu thập? Thơng thường mà nói, lúc kiến lập quan hệ tư vấn — tìm hiểu, NTV đã từng tìm hiểu đại khái phương thức biểu lộ vấn đề của ĐTĐTV, nhưng cần thận trọng tìm hiểu thêm.

Sau khi thu thập tư liệu hoàn cảnh về ĐTĐTV, NTV cần phải sắp xếp phân tích thêm - gọi là tổng hợp tư liệu. Q trình phân tích tổng hợp thực chất là quá trình chỉnh lý tổng hợp của NTV đối với các loại nhân tố. Quá trình chỉnh lý tổng hợp này phải nghĩ tới tính chất hồn cảnh và cụ thể hóa, cần đem vấn đề của đối tượng đặt vào bối cảnh sinh hoạt học tập rộng lớn để thảo luận, đồng thời cụ thể hoá nguyên nhân và kết quả dẫn đến phát sinh vấn đề, phân biệt sự liên quan tính chất biểu hiện bên ngồi và dạng nội ẩn của vấn đề, làm rõ mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu của vấn đề, làm cơ sở kiến lập cho mục tiêu tư vấn.

Thơng qua q trình tổng hợp chỉnh lý tư liệu, NTV đã có thể tiến hành sơ bộ phán đốn, giả thiết đối với loại hình vấn đề của đối tượng. Cuối cùng, vấn đề xuất hiện ra sẽ là hành vi sai lầm hay là nhận thức lệch lạc? vấn đề tình cảm hay là ảnh hưởng đan xen của nhiều vấn đề? Ví dụ như trong việc học tập của học sinh dễ xuất hiện: Thích ứng khơng tốt, lo lắng thi cử, trở ngại giao tiếp, tự ti quá mức..., nhiều khi vấn đề liên kết với nhau cùng xuất hiện một lúc.

Thông thường một vấn đề kèm theo một vấn đề khác, khi đó phân tích vấn đề chính - phụ là rất quan trọng. Mặt khác GV không thể đem vấn đề của học sinh thảo luận thu nhỏ trong phạm vi nhà trường, lúc cần thiết phải suy nghĩ đến nhân tố gia đình, nhân tố xã hội hoặc nhân tố sinh lý gây ra vấn đề, cũng phải xét cả trường hợp có hay khơng sự biến đổi bệnh lý mang tính khí chất.

Ví như: Học sinh có chứng “sợ hãi đến trường học” có khả năng là “vết thương tuổi ấu thơ” gây ra, cũng rất có thể là những lần kiểm tra gần đây bị thất bại.

Tóm lại: NTV phải nắm bắt thơng tin về mọi mặt, cố gắng hết sức tìm hiểu tường tận tư liệu có liên quan tới ĐTĐTV, để tiến hành đánh giá một cách chính xác, khách quan.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 78)