Phản ánh tình cảm (reflection of feelings) là chỉ: NTV dùng ngơn ngữ mang tính chất tình cảm để diễn đạt lại cảm thụ trong lòng của ĐTĐTV, khi họ đã nói ra nhưng ý thức chưa rõ ràng. “Phản ánh tình cảm” và “diễn nghĩa” có rất nhiều điểm giống nhau, cả hai xuất hiện đồng thời trong ngôn ngữ của NTV, nhưng điểm cơ bản khác nhau của chúng là “phản ánh tình cảm” nặng về phản ánh tâm tư tình cảm của ĐTĐTV, cịn “diễn nghĩa” thì chủ yếu đưa trở lại thực sự nội dung trong lời thuật của ĐTĐTV.
“Phản ánh tình cảm” khơng những giúp cho ĐTĐTV ý thức cảm nhận và thể nghiệm tâm tư của mình, liên hệ với nội dung thực tế, để đạt đến nhận thức toàn diện đối với vấn đề u cầu tư vấn của mình, mà cịn giúp cho NTV thâm nhập được thế giới nội tâm của ĐTĐTV. Có lúc “phản ánh tình cảm” có tác dụng ổn định tinh thần của ĐTĐTV trong khi hội đàm.
Phản ánh tình cảm, thơng thường do 3 đến 4 bộ phận hợp thành. 1) Đại từ nhân xưng: “bạn”, “em”.
2) Động từ tính chất cảm thụ “em cảm thấy", “bạn cho rằng...”.
3) Từ ngữ mang tính chất tình cảm và người hoặc sự việc gây ra tình cảm tâm tư. Ví như “khủng khiếp”, “hứng thú”, “phẫn nộ” hoặc là “bạn cảm thấy rất ghét cô ta”, “nghĩ đến chuyện này bạn cảm thấy day dứt trong lịng”.
4) Bộ phận giải thích thêm, bộ phận này có thể có hoặc khơng.
Ví dụ: “Thầy giáo và bạn bè đều coi thường em, vì thế em cảm thấy vơ cùng buồn bã (đúng khơng?)”.
Ở ví dụ này, nửa trước của câu là diễn ý, nửa sau của câu là phản ánh tình cảm, như vậy càng phản ánh chuẩn xác nguyên ý lời thuật của ĐTĐTV. Muốn phản ánh tình cảm
được chuẩn xác, NTV cần đạt những yêu cầu sau:
Một là: NTV phải có nhận thức đầy đủ đối với tình cảm phong phú của con người, đồng thời có thể định nghĩa rất chính xác về những tâm tư tình cảm này, ví như: sợ hãi, bi thương, phấn khởi, vui mừng, đơn độc, phẫn nộ,...
Hai là: NTV không những phải chú ý đến nội dung sự thật trong lời kể của người được phỏng vấn mà còn phải chú ý đến cả tâm tư tình cảm bao hàm trong đó. Vì thế chỉ cần NTV có năng lực tự nghiệm thấy, thì sẽ tìm ra đầu mối tâm tư, ẩn chứa từ trong biểu hiện nét mặt, động tác, ngữ khí, ngữ điệu của ĐTĐTV.
Ba là: NTV không được nêu câu hỏi về cảm nhận của ĐTĐTV một cách dứt khoát, thẳng tuồn tuột, mà nên để họ sau khi tự nghiệm diễn đạt ra.
VII. KHÁI QUÁT
Khái quát (summarizing) tức là NTV sau khi đã phân tích tổng hợp nội dung sự thật, tâm tư, cảm thụ, hành vi phản ứng trong lời kể của ĐTĐTV, NTV diễn đạt bằng hình thức khái quát lại. Khái quát có thể coi là tổng kết đối với một lần hội đàm hoặc một qui đoạn nói chuyện, là kết quả hoạt động trong hội đàm tìm hiểu ĐTĐTV.
Khái quát giống như “xâu chuỗi ngọc”, “thắt bím tóc đi sam” đem những thông tin chủ yếu của ĐTĐTV cung cấp xâu kết lại, làm cho nó trật tự hóa, hệ thống hóa.
Khái quát có một số tác dụng như sau:
- Có thể tạo cho ĐTĐTV cảm thấy sự tiến triển của tư vấn tăng thêm lòng tin đối với hội đàm tư vấn.
- Tạo cho hai bên có cơ hội xem kỹ, nhiều lần đối với nội dung hội đàm vừa qua. ĐTĐTV nhờ đó nhận thức về mình đúng hơn, NTV thì có thể sắp xếp thứ tự những thơng tin mà mình thu được, tìm ra trọng điểm của vấn đề.
- Có thể dùng khái quát làm hình thức kết thúc một giai đoạn hoặc một lần nói chuyện để đơi bên có cơ hội tạm dừng xả hơi.
Bố Lạp Mặc (Bermmer) cho rằng, khi khái quát, NTV cần lưu ý:
1. Phải chú ý các loại chủ đề và biểu hiện tâm tư của ĐTĐTV lúc nói chuyện.
2. Tổng hợp những quan niệm chủ chốt, chiều hướng cơ bản của tình cảm trong trình bày của ĐTĐTV, tạo thành hình thức biểu đạt khái qt.
3. Khơng được “thêm mắm, dặm muối” vào khái quát.
4. Căn cứ vào ý xác định của mình là cần thiết hay khơng để đưa vào khái quát, hoặc có cần thiết mời ĐTĐTV tự khái quát.
Ví dụ:
NTV: “Từ câu chuyện bạn vừa nói, có thể thấy sự tự ti của bạn và cách nhìn của những người xung quanh đối với bạn, có quan hệ rất lớn phải không?”.
Từ mấy loại nghệ thuật kể trên, chúng ta có thể thấy: Nghệ thuật tìm hiểu ĐTĐTV khơng chỉ vẻn vẹn trong q trình chủ động dẫn dắt, tích cực suy nghĩ, thâm nhập tình cảm, mà cịn là chắt lọc vấn đề, kiến lập quan hệ, tham dự giúp đỡ. Đấy là cơ sở của quá trình tư vấn.
Bài 3. NGHỆ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TƯ VẤN
TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG à Chương 3. KỸ NĂNG HỘI ĐÀM TƯ VẤN
Muốn đạt được hiệu quả tư vấn tốt, đòi hỏi NTV cần vận dụng tri thức chuyên nghiệp và nghệ thuật của mình một cách tích cực, chủ động, có kinh nghiệm cá nhân, có sức quan sát rõ ràng và sức cảm thụ ảnh hưởng tới ĐTĐTV, làm biến đổi một cách nhanh chóng, tốt đẹp về nhận thức và hành vi của ĐTĐTV. Nghệ thuật tác động ảnh hưởng chủ yếu tới ĐTĐTV gồm có: giải thích, hướng dẫn, ám thị, tự mình biểu lộ, suy luận logic, tổng kết mang tính tác động...
Dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu